(HBĐT) - Đóng góp vào kết quả công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh phải kể đến những nỗ lực của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB&XH) trong việc phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm. Đồng chí Bùi Thị Thảo, Giám đốc Trung tâm cho biết: Trong năm, Trung tâm đã mở 15 phiên giao dịch việc làm, trong đó có 5 phiên giao dịch việc làm định kỳ; 5 phiên giao dịch việc làm Online và 5 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cụm xã của 5 huyện với 122 lượt doanh nghiệp và 3.087 lao động tham gia. Qua các phiên giao dịch đã có 550 lao động được tuyển dụng trực tiếp; 465 lao động được doanh nghiệp hẹn phỏng vấn; 2.940 lao động được tư vấn về việc làm. Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, TP Hòa Bình và trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình tổ chức hội thảo, tư vấn và giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề cho 3.834 lao động. Thông qua các cuộc hội thảo, tư vấn, giới thiệu việc làm đã có 421 lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng. Qua đó, góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

 

Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Dân số tỉnh hiện nay khoảng 825.000 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70%, có thể nói tỉnh đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Về chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 48%, chủ yếu là tự học, truyền nghề, tỷ lệ lao động có chứng chỉ nghề chiếm 18%. Trung bình mỗi năm tỉnh giải quyết cho 16.000 lao động chỗ làm việc mới và việc làm tăng thêm. Năm 2016 được đánh giá là năm công tác giải quyết việc làm của tỉnh có nhiều khởi sắc khi tỉnh đã triển khai đồng bộ

nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

 

 

Thông qua phiên giao dịch việc làm tổ chức tại các huyện, thành phố đã góp phần kết nối cung - cầu lao động, việc làm. ảnh: Người lao động tìm hiểu thông tin tại phiên giao dịch việc làm thành phố Hòa Bình năm 2016.

 

Ngay từ đầu năm, ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 28/3/2016 về việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường lao động năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Triển khai điều tra ghi chép, cập nhật thông tin và nhập cơ sở dữ liệu về biến động thị trường lao động phần cung - cầu lao động để xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường lao động, trên cơ sở đó định hướng người lao động tìm việc làm, học nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó đôn đốc, kiểm tra các huyện, thành phố thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu theo Nghị quyết HĐND tỉnh.

 

Trong năm, tỉnh đã thẩm định hồ sơ và giới thiệu các công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động về các huyện, thành phố để tuyển dụng lao động. Trong đó, một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động như: Công ty TNHH FUHONG PRECISION COMPONENT có nhu cầu tuyển 5.000 lao động; Công ty TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM 5.000 lao động; Công ty TNHH GoerTek VINA 10.000 lao động; Công ty TNHH CANON Việt Nam 1.000 lao động... Đồng thời, giới thiệu 40 doanh nghiệp đã được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về các huyện, thành phố để tuyển dụng lao động theo hợp đồng... Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm của tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm  được 16.250 lao động, đạt 100,62% so với kế hoạch tỉnh giao. Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng 5.450 lao động; nông, lâm, ngư nghiệp 7.310 lao động; thương mại, dịch vụ 3.490 lao động; xuất khẩu 400 lao động. Tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước giảm còn 66,8%, đạt chỉ tiêu đề ra.

 

Theo đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, trong thời gian tới, tỉnh tập trung giải quyết việc làm hướng tới nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, chất lượng của đội ngũ lao động. Để thực hiện điều này, tỉnh tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề theo hướng thị trường cần. Quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ gắn với định hướng phát triển KT -XH của địa phương. Tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp đến các cụm xã có đông lao động để tuyên truyền, tư vấn đối thoại trực tiếp với người lao động về việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm tại địa phương; nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin thị trường lao động…

 

 

 

                                                                          Huơng Lan

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục