(HBĐT) - Tình hình thời tiết có dấu hiệu ấm lên, dự báo còn kéo dài trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Người chăn nuôi nhờ đó bớt vất vả hơn trong phòng - chống đói, rét cho vật nuôi. Tuy nhiên, bà con lại thêm những lo ngại bởi trong điều kiện thời tiết ấm rất dễ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

 

Vào khoảng đầu tháng 1, đàn gia súc của 3 xóm Tằm, Giằng và Sơn Lập, xã Cao Sơn (Đà Bắc) bị thiệt hại đáng kể. Tại xóm Tằm có 9 con trâu, xóm Giằng có 2 con trâu, xóm Sơn Lập có 2 con trâu bị chết do bệnh tụ huyết trùng. Đáng chú ý, 13 con gia súc thiệt hại chủ yếu mắc bệnh và chết trên rừng và phát hiện dịch bệnh muộn. Theo lãnh đạo địa phương, công tác tiêm phòng trên địa bàn tương đối đảm bảo nhưng còn một số xóm tỷ lệ tiêm phòng thấp, chưa bỏ tập quán thả rông. Chỉ đến khi xảy ra thiệt hại gia súc, một số hộ chăn nuôi ở xóm mới nháo nhào lùa trâu về chuồng, thực hiện các biện pháp phòng lây lan bệnh dịch bằng việc không xẻ thịt trâu chết để ăn, tiêm vắc xin bổ sung phòng bệnh cho tổng đàn.

 

Trong chăn nuôi, những diễn biến của thời tiết có tác động trực tiếp đến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là ở vụ đông – xuân, các bệnh gia súc, gia cầm mà người chăn nuôi cần hết sức đề phòng là LMLM, tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tai xanh, tả lợn, cúm gia cầm, niucaxtơn… Minh chứng cụ thể ở vụ đông - xuân các năm trước đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dịch bệnh tai xanh với 180 con lợn bị ốm chết, trên 2.700 con gà, vịt bị ốm và phải tiêu hủy do mắc cúm gia cầm. Hàng năm, các ổ dịch LMLM, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò vẫn bùng phát lẻ tẻ tại các huyện: Đà Bắc, Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu… Đặc biệt, đợt rét đậm, rét hại bất thường và đợt rét tăng cường đầu năm 2016 đã làm 2.230 con gia cầm, 1.468 con trâu bò, 212 con dê bị chết do đói, rét.

 

Hộ chăn nuôi xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) quan tâm đi tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng cho vật nuôi.

 

Theo đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Chính vì vậy, việc bảo vệ, phát triển đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại do đói, rét, dịch bệnh đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và hộ chăn nuôi. Những năm gần đây, công tác phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đã được nhiều địa phương coi trọng. Điển hình như các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong và thành phố Hòa Bình đã dành một phần kinh phí hỗ trợ vật tư, công tiêm vắc xin nhằm triển khai các đợt tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong nhân dân. Nhiều địa bàn cơ sở với tinh thần trách nhiệm cao của trưởng xóm, trưởng thôn đã tuyên truyền, vận động, đôn đốc hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp tiêm phòng định kỳ và bổ sung các loại vắc xin, tẩy ký sinh trùng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi… Các giải pháp phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhờ đó phát huy tác dụng.         

 

Hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có 6,6 triệu con. Trong đó, tổng đàn trâu 10.870 con, đàn bò 67.500 con, lợn 629.000 con, dê 30.400 con và gia cầm 5,7 triệu con. Đồng chí Chi cục Trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y lưu ý: Thời tiết có xu hướng ấm lên rất dễ bùng phát, lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch nhân lực, phương tiện, dụng cụ, hóa chất để phòng - chống dịch và ứng phó kịp thời khi có dịch xảy ra. Tuyên truyền thường xuyên, liên tục trong cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt dịp Tết, số lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ và tái đàn tăng cao cần tăng cường kiểm soát vận chuyển và con giống để ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh tồn tại, phát tán. Giám sát chặt chẽ các ổ dịch tại địa bàn có nguy cơ cao. Hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh hiệu quả, nhanh chóng khai báo cho chính quyền hoặc nhân viên thú y khi phát hiện vật nuôi chết bất thường.

                 

                                                                            Bùi Minh   

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tân Lạc dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 258 tỷ đồng

(HBĐT) - Ngày 12/1, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Tân Lạc tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2016, triển khai công tác tín dụng năm 2017.

Cafe Doanh nhân chuyên đề “ Lao động, việc làm và an toàn thực phẩm”

(HBĐT) - Ngày 12/1, UBND tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp đã tổ chức gặp mạt Café Doanh nhân chuyên đề “Giải quyết việc làm, tiền lương, an toàn lao động, an toàn thực phẩm”. Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì.

BQL các KCN tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2017

(HBĐT) - Ngày 12/1; BQL các KCN và Công đoàn các KCN tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Khánh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi

(HBĐT) - Ngày 12/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017.

Những “điểm nhấn” nông nghiệp năm 2016

(HBĐT) - Năm 2016, lĩnh vực nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn của thời tiết diễn biến bất lợi. Rét đậm, rét hại đầu năm, tiếp đến là ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão số 1,2,3 đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Thế nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt và tập trung, những chính sách hỗ trợ ngành nghề của tỉnh được thực hiện và nỗ lực của các địa phương, diện mạo nông nghiệp, nông thôn của tỉnh vẫn đạt được kết quả lạc quan.

Cựu chiến binh xã Phúc Tiến nhân rộng mô hình làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Hội CCB xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có 4 chi hội với hơn 140 hội viên. Trong đó có 114 hộ hội viên (chiếm 84%) thuộc diện khá, giàu với mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/người/ năm. 22 hộ hội viên có kinh tế trung bình với thu nhập 20- 25 triệu đồng/người/năm và 4 hộ hội viên cận nghèo theo tiêu chí mới. Với phương châm “xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, CCB xã Phúc Tiến luôn tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực lao động sáng tạo, xóa đói, giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục