(HBĐT) - Hội CCB xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có 4 chi hội với hơn 140 hội viên. Trong đó có 114 hộ hội viên (chiếm 84%) thuộc diện khá, giàu với mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/người/ năm. 22 hộ hội viên có kinh tế trung bình với thu nhập 20- 25 triệu đồng/người/năm và 4 hộ hội viên cận nghèo theo tiêu chí mới. Với phương châm “xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, CCB xã Phúc Tiến luôn tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực lao động sáng tạo, xóa đói, giảm nghèo.
Cùng các đồng chí trong Hội CCB xã Phúc Tiến, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của CCB Đinh Văn Bình ở xóm Đoàn Kết, một trong những CCB tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi trang trại. Trong khuôn viên vườn hơn 6.000 m2, anh Bình đã mạnh dạn đầu tư hơn 300 m2 chuồng trại kiên cố và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi. Để đảm bảo chất lượng cũng như chủ động về con giống, anh đã đầu tư nuôi và duy trì 9 con nái đẻ, 1 con lợn đực giống. Nhờ đảm bảo về con giống nên hàng năm, gia đình anh Bình xuất ra thị trường khoảng 14 tấn lợn thịt. Ngoài ra, gia đình anh còn xuất bán khoảng 180 - 200 con lợn giống mỗi năm. Lợi nhuận từ nuôi lợn, sau khi trừ chi phí mỗi năm còn khoảng 200 triệu đồng. Tận dụng diện tích vườn rộng, anh Bình trồng thêm bưởi, mía, sả… mỗi năm cho thu nhập thêm khoảng 100 triệu đồng.
Mô hình chăn nuôi lợn của CCB Đinh Văn Bình ở xóm Đoàn Kết, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.
Anh Bình chia sẻ: “Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ nỗ lực của bản thân và người thân trong gia đình và phải kể đến vai trò quan trọng của Hội CCB xã Phúc Tiến trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển mô hình chăn nuôi. Nhờ tham gia các buổi tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với những người đi trước, tôi đã đúc kết được những điều bổ ích, qua đó áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình để có hiệu quả kinh tế cao”.
Một trong những khó khăn phát triển kinh tế của CCB xã Phúc Tiến hiện nay chính là vốn. Để giải quyết vấn đề này, Hội đã quan tâm xây dựng quỹ hội, tạo vốn giúp nhau phát triển kinh tế. Cứ 3 tháng/lần, các chi hội họp, hội viên lại đóng phường 200.000 đồng/người. Quỹ hội bình quân toàn xã đạt 500.000/đồng/ hội viên. Bên cạnh đó, các chi hội tổ chức nhiều phương thức xây dựng quỹ bằng vật liệu xây dựng, thực phẩm…để hỗ trợ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Từ nguồn quỹ này, mỗi năm, Hội giúp được từ 16 - 20 hội viên vốn phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Hội CCB xã được giao quản lý 2 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng số 69 thành viên, tổng dư nợ gần 1,5 tỷ đồng. Hiện không có nợ xấu, xâm tiêu. Các CCB trên địa bàn xã chủ yếu tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng một số loại cây màu cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của các CCB còn góp phần giải quyết việc làm cho các thành viên trong gia đình và lao động.
Đồng chí Đinh Hải Sâm, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Phúc Tiến cho biết: “Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, Hội CCB xã Phúc Tiến tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tận dụng tối đa tiềm năng vốn có để phát triển các mô hình kinh tế phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Hội quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hội viên nghèo, tăng số hội viên khá và giàu. Đồng thời khẳng định CCB là lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế.
Đức Anh
(HBĐT) - Chiều 10/1, Hiệp hội Doanh nghiệp đã tổ chức tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức và đông đảo doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh.
(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn hiện có 1.884 cơ sở sản xuất - kinh doanh vật tư nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Hàng năm, để phục vụ sản xuất, các hộ cần khoảng 180.000 tấn phân bón các loại, trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 85 - 90%. Thức ăn dùng trong chăn nuôi và nuôi thủy sản tiêu thụ trên 300.000 tấn/năm, thuốc BVTV và thuốc thú y ước tiêu thụ trên 10.000 tấn/năm, giống cây trồng (lúa, ngô, đậu tương, lạc…) tiêu thụ trên 10.000 tấn cùng hàng triệu con giống gia súc, gia cầm.
(HBĐT) - Thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi, năm 2016, toàn tỉnh huy động được 618.895 ngày công đào, đắp được 578.438 m2 đất, đá; xây kè và lát khan 11.286m3 ; phát dọn mái bờ kênh mương và đắp được 3.094.569 m2. Tổng giá trị thực hiện chiến dịch làm thủy lợi khoảng 43,3 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch.
(HBĐT) - Năm 2016, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lương Sơn ước đạt 183,2 tỷ đồng, đạt 132% so với dự toán tỉnh giao, đạt 121,5% dự toán huyện giao, bằng 140,8% so với cùng kỳ năm 2015.
(HBĐT) - Sáng 9/1, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh HTX tỉnh năm 2016, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và hơn 100 HTX thành viên.
(HBĐT) - Nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, năm 2016 huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai các Đề án: “Sản xuất rau an toàn”; “trồng cỏ vỗ béo đàn bò”; “Cải tạo vườn tạp” và Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.