(HBĐT) - Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trực tiếp là Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và người dân.
Chi cục đã phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban quản lý chợ tại các huyện, thành phố tổ chức vận động, tuyên truyền tới cơ sở kinh doanh trên địa bàn không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh ATTP, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Hoạt động phối hợp với các cơ quan báo chí cũng được Chi cục Quản lý thị trường tỉnh chú trọng nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật; cung cấp thông tin về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các Đội Quản lý thị trường thuộc Chi cục đã kết hợp phổ biến các văn bản quy định pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường.
Trong năm 2016, thực hiện Kế hoạch số 7105, ngày 29/7/ 2014 của Bộ Công Thương về triển khai, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã vận động được 445 tổ chức, cá nhân ký cam kết chấp hành tốt quy định của pháp luật trong hoạt động SX -KD.
Cùng với đó, 11 Đội Quản lý thị trường tại các huyện, thành phố và 2 đội chuyên ngành (Đội Quản lý thị trường số 12 - Chống buôn lậu; Đội Quản lý thị trường số 13 - Chống hàng giả và gian lận thương mại) thường xuyên hoạt động có nề nếp. Nhiều kế hoạch chuyên đề của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả như Kế hoạch Chuyên đề kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động quảng cáo, tiếp thị và bán hàng đa cấp; kế hoạch Chuyên đề về phân bón; kế hoạch Chuyên đề về đồ điện, điện máy, điện thoại di động và đồng hồ… Tính chung trong năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra và phối hợp kiểm tra 3.294 vụ (tăng 13,2% so với cùng kỳ và tăng 10,54% so với kế hoạch); số vụ xử lý vi phạm hành chính (VPHC) 1.341 vụ (1.403 hành vi). Tổng số tiền phạt VPHC và trị giá hàng hoá tịch thu trên 2.329 triệu đồng (tiền phạt VPHC gần 1.918 triệu đồng, tăng 17,42% so với cùng kỳ và tăng 8,97% so với kế hoạch). Trong đó, chủ yếu là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá với 204 hành vi vi phạm, phạt tiền VPHC trên 95, 4 triệu đồng; vi phạm về các điều kiện trong hoạt động SX -KD với 96 hành vi vi phạm, phạt tiền VPHC 226, 6 triệu đồng; kinh doanh, vận chuyển hàng lậu với 73 hành vi vi phạm, phạt tiền VPHC 63, 9 triệu đồng; vi phạm về kinh doanh, vận chuyển hàng cấm với 46 hành vi vi phạm, phạt tiền VPHC 66, 1 triệu đồng …
Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các Đội trực thuộc bám, nắm địa bàn, phối hợp với các lực lượng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Kết quả, Chi cục đã phối hợp kiểm tra, xử lý 365 hành vi vi phạm, tăng 50,82% so với cùng kỳ; phạt tiền VPHC gần 378 triệu đồng; tịch thu hàng hóa trị giá hơn 40 triệu đồng.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Bá Thức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết: Địa bàn rộng, lực lượng mỏng nên nhìn chung cán bộ quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát địa bàn. Do vậy, việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm có thời điểm chưa kịp thời, thậm chí, những giai đoạn cao điểm, các đối tượng còn cắt cử lực lượng “theo dõi ngược” mọi hoạt động của cán bộ quản lý thị trường. Vì thế, mỗi vụ việc vi phạm bị phát hiện, xử lý đều là sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trong Chi cục.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Bá Thức, năm 2017, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh tiếp tục làm tốt công tác quản lý địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, SX-KD hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm ATTP và các hành vi gian lận thương mại khác. Trong đó, trọng tâm là tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu: Tăng cường kiểm tra cơ sở kinh doanh mặt hàng như: điện lạnh, điện dân dụng...; đặc biệt chú trọng mặt hàng điện thoại, linh kiện điện thoại, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, bánh, mứt, kẹo, sách vở, đồ chơi trẻ em, thuốc lá. Triển khai các biện pháp về kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất là trong đợt cao điểm dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Theo đó, Chi cục chủ động bố trí lực lượng, tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực, địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, chính quyền địa phương để kịp thời xử lý các vụ vi phạm, góp phần cùng các lực lượng bảo đảm để nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
Tạ Quang Đạo
(Khu Bắc Trần Hưng Đạo -TP Hòa Bình)
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, toàn huyện đã trồng 817 ha rừng, đạt 116,8 % kế hoạch, bằng 106,7% so cùng kỳ năm 2015; trồng trên 40.000 cây cây phân tán các loại, sản lượng gỗ khai thác ước 28.000 m3, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 11/2016, cùng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, chúng tôi về thăm xã Mỵ Hòa. Câu chuyện bà con nói nhiều nhất là giá cam bán được bao nhiêu? Từ tiền bán cam, Tết này sẽ mua sắm gì? Đây là năm đầu tiên cây cam trên đồng đất Mỵ Hòa cho thu hoạch. Thu nhập từ cam đang đem lại cuộc sống mới cho nhiều hộ dân nơi đây.
(HBĐT) - Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 3 năm nay đang đi vào thực chất, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực cả về tư duy lẫn tổ chức sản xuất của các địa phương theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững, là hướng đúng đắn của tỉnh. Liên tiếp trong thời gian qua, tại các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Chiều 19/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình đã tổ chức trao thưởng chương trình “Kích hoạt ngay- quà trao tay”.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm ruộng Gốc Đa - Nà Ron, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) nơi có truyền thống trồng rau vụ đông từ nhiều năm nay. Những ruộng rau xanh mướt được chăm sóc cẩn thận luôn thu hút người mua. Chị Bùi Thị Tính, người dân xóm Mớ Đồi chia sẻ: Ngoài 2 vụ lúa, không để đất trống, gia đình tôi canh tác vụ đông những loại rau như su hào, cải bắp… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình
(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh và khu vực. Tuyến đường dài gần 25,7 km, đi qua địa bàn tỉnh và thành phố Hà Nội có tổng mức đầu tư 2.375 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức BOT do Tổng Công ty 36 liên danh đầu tư, khởi công từ tháng 7/2014, dự tính hoàn thành vào tháng 8/2016. Tuy nhiên do khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), Bộ GTVT liên tiếp phải gia hạn tiến độ hoàn thành và tập trung chỉ đạo nhà đầu tư phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để tổ chức thi công, phấn đấu thông xe toàn tuyến theo kế hoạch gia hạn mới vào tháng 4/2017.