(HBĐT) - Đã thành thông lệ, ngay sau Tết Nguyên đán đầm ấm, vui tươi, nông dân toàn tỉnh đồng loạt xuống đồng thi đua hoàn thành kế hoạch, bảo đảm khung thời vụ.
Nông dân xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tập trung làm đất, phấn đấu hoàn thành gieo cấy vụ chiêm xuân trước ngày 15/2.
Sản xuất nông nghiệp hội tụ cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thời tiết tốt. Những chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và thực hiện tái cơ cấu ngành; sự chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, sự thay đổi tích cực trong tư duy và sản xuất của chính quyền cũng như nông dân chắc chắn tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2017, hứa hẹn những triển vọng tốt đẹp trong diện mạo của ngành NN &PTNT.
Yên Thủy không để đất trống
Sản xuất nông nghiệp huyện Yên Thủy luôn đối mặt với khó khăn về thiên tai, diễn biến thất thường của thời tiết. Thế nhưng, Yên Thủy ghi được dấu ấn khởi nguồn sáng tạo trong nông nghiệp. Chúng tôi chứng kiến không khí lao độõng khẩn trương, kỳ vọng một vụ sản xuất thắng lợi của nông dân khi cùng đi kiểm tra sản xuất với đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện. Khác với các huyện có diện tích lúa nhiều, vụ này Yên Thủy có hơn 400 ha lúa, còn lại gần 5.000 ha cây màu khác. Huyện đang tạo bước đột phá về dồn điền, đổi thửa. Đến nay, Yên Thủy đã dồn đổi được 1.156 ha tại các xã: Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai, Hữu Lợi, Lạc Lương, Đa Phúc. Các xã dọc quốc lộ 12 B như Yên Trị, Phú Lai người dân đã đánh bật đá núi tạo thành khu ruộng bằng phẳng, đưa cơ giới vào làm đất, gieo trồng.
Quan điểm của huyện là không để đất trống. Sau Tết, hầu hết nông dân xuống đồng sản xuất. Sau dồn điền, đổi thửa, việc tổ chức sản xuất thuận lợi hơn rất nhiều. Các khu ruộng được tổ chức phân chia lại, rộng thẳng cánh cò bay. Vì vậy, Yên Thủy đã đưa mạnh cơ giới vào sản xuất. Máy làm đất nhanh và tơi, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Trước đây, ruộng chỉ trồng cỏ không cấy, không trồng, giờ không còn đất trống. Các HTX, người dân đã đầu tư máy làm dịch vụ. Nhiều khu ruộng bà con vừa làm đường dồn điền, đổi thửa, vừa đào mương dẫn nước để trồng cây, nuôi cá. Với tiến độ khẩn trương như hiện nay, chỉ trong tuần tới huyện sẽ hoàn thành làm đất và triển khai trồng màu. Huyện đã ban hành quy định trồng và quản lý rừng tại các hồ, đập để nâng cao hiệu quả giữ nước. Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thị Kim Cúc khẳng định: ở đâu bỏ ruộng nhưng Yên Thủy không bỏ đất.
Nông nghiệp đang chuyển mình rõ nét
Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân toàn tỉnh đã nô nức xuống đồng, tạo không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất đề ra. Trên cánh đồng xã Liên Vũ (Lạc Sơn) hàng trăm hộ dân miệt mài lao động. Chỗ cày bừa, khu cấy lúa. ông Bùi Văn Trọt, xóm Chiềng thường xuyên làm ăn nơi khác nay về hỗ trợ gia đình gieo cấy vụ xuân phấn khởi cho biết: Nông thôn đã đổi khác. Kênh mương dẫn nước ra tận ruộng đồng. Liên Vũ là xã nông thôn mới, trình độ thâm canh khá cao. Năng suất lúa bình quân xấp xỉ 60 tạ /ha. Vụ này xã đạt kế hoạch gieo cấy 180 ha và hàng chục ha cây màu, tập trung ở các xóm Chiềng, Vôi, Cháy... Đối với lúa, toàn xã sẽ hoàn thành gieo cấy trước ngày 15/2.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Nguyễn Huy Nhuận cho biết: Lĩnh vực nông nghiệp của huyện đang chuyển động tích cực. Chất lượng vật tư nông nghiệp được quản lý, công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng được quan tâm. Tái cơ cấu ngành nông tiếp tục tạo được hiệu quả. Nhiều diện tích đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị cao như bưởi, cam, mía, phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại…
Không khí ra quân xuống đồng rộn rã trên khắp làng quê. Từ những vùng có truyền thống sản xuất như các xã: Nhuận Trạch, Cư Yên, Tân Vinh, Cao Thắng, Cao Dương (Lương Sơn); Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Sào Báy, Nam Thượng (Kim Bôi); Yên Bồng, Khoan Dụ, Đồng Tâm, Lạc Long (Lạc Thủy); Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), đến các xã vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Miền Đồi, Quý Hòa (Lạc Sơn); Mường Chiềng, Đồng Nghê, Suối Nánh (Đà Bắc) … đều hăng say lao động, phấn đấu vì vụ sản xuất thắng lợi.
Phó Giám đốc Sở NN &PTNT Vương Đắc Hùng cho biết: Vụ sản xuất này, toàn tỉnh đặt kế hoạch gieo trồng 68.800 ha các loại, diện tích cấy lúa giảm còn 15.600 ha, diện tích ngô tăng lên 19.800 ha. Các địa phương quyết liệt chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và thực hiện lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững. Thời tiết năm nay diễn biến khá thuận lợi, chất lượng vật tư nông nghiệp được quản lý chặt chẽ, không có tình trạng mạ chết rét. Mực nước tại các hồ, đập duy trì ổn định so với trung bình hàng năm. Tư duy, trình độ thâm canh của người dân được nâng lên. Sở NN &PTNT cùng các địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất tổ chức giải phóng đất, quản lý chặt chẽ các hồ, đập, điều tiết nguồn nước hợp lý bảo đảm cấy và tưới dưỡng cho cây trồng, rà soát diện tích không chắc ăn để chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trồng các loại rau, màu, chăn nuôi trên cơ sở liên kết nắm bắt thị trường; duy trì hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp; chủ động phòng - chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm, tạo sự phát triển bền vững cho sản xuất.
Lê Chung
(HBĐT) - Tỉnh ta có tổng diện tích tự nhiên 460.869,1 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73%. Toàn tỉnh có 4 khu bảo tồn thiên nhiên. Nhiều khu vực có rừng tự nhiên và rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Hầu hết các xã đều có đất lâm nghiệp và rừng. Từ việc xây dựng và duy trì quy chế phối hợp giữa ba lực lượng: quân sự, công an, kiểm lâm đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng (QL&BVR) của tỉnh.
(HBĐT) - Theo Phòng TN &MT huyện Yên Thuỷ, năm 2016, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện đã đi vào nề nếp, đúng trình tự quy định, hạn chế được tình trạng làm nhà trái phép khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
(HBĐT) - Trong năm 2016, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Huyện đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 40 công trình với kinh phí khoảng 100 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng lao động sản xuất để đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.
(HBĐT) - Trong tháng đầu năm 2017, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán éinh Dậu trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên không có biến động lớn.
(HBĐT) - Sáng 7/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng các đơn vị trực thuộc Sở đã có buổi làm việc với UBND TP.Hòa Bình kiểm tra tình hình sản xuất trong và sau Tết Nguyên đán.