(HBĐT) - Huyện Lương Sơn là địa bàn trọng điểm kinh tế, là một trong những huyện có số doanh nghiệp nhiều nhất tỉnh. Cả huyện có khoảng 400 doanh nghiệp ngoài dân doanh, doanh nghiệp tư nhân ở tất cả các loại hình.
Nằm trong thực tế chung, việc phát triển tổ chức công đoàn ở khu vực này đối với huyện Lương Sơn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, tình hình kinh tế mấy năm qua suy thoái, các chủ sử dụng lao động không muốn thành lập tổ chức công đoàn. Hơn nữa vẫn còn phổ biến nhận thức tổ chức công đoàn không đồng nhất với quyền lợi của chủ doanh nghiệp, khi có tổ chức công đoàn phải trích nộp phí hoạt động.
Công đoàn Công ty May Hàn Quốc tại KCN Lương Sơn bảo đảm việc làm và quyền lợi hợp pháp cho hơn 800 lao động.
Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoàng Thế Quỳnh cho biết: Thực hiện xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội, LĐLĐ huyện đã tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, LĐLĐ tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành rà soát nắm thực trạng phát triển tổ chức công đoàn khu vực ngoài Nhà nước thực hiện tuyên truyền, giải thích các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Công đoàn, Luật BHXH, Luật Lao động tới chủ doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch cụ thể để hướng dẫn các chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn.
Năm 2016, huyện Lương Sơn đã tạo được chuyển động tích cực trong thành lập tổ chức công đoàn khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tháng 9/2016, huyện đã làm việc với 17 doanh nghiệp về nội dung thành lập tổ chức công đoàn. Đến nay đã có 5 doanh nghiệp thành lập được tổ chức công đoàn gồm: Công ty TNHH Nam Phương, Công ty Minh Thành, Công ty BMC, Công ty CP Hoàng Cầu, Công ty Đầu tư VLXD công nghệ mới. Ngoài ra, huyện thành lập thêm 1 công đoàn cơ sở khối hành chính là Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề huyện. Các doanh nghiệp còn lại đều đã gửi hồ sơ thành lập tổ chức công đoàn. Như vậy đến thời điểm này, huyện Lương Sơn có 22 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Nhận thức về tổ chức công đoàn của các công ty cũng có những chuyển biến tích cực. Lãnh đạo các công ty đã tham gia xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ nhằm xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Qua kiểm tra, người lao động đã gắn bó với doanh nghiệp hơn, tác phong công nghiệp cũng được nâng lên, chủ doanh nghiệp từng bước hiểu và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động thực hiện vai trò chăm lo đến đời sống, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoàng Thế Quỳnh, tỷ lệ các doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn của huyện còn thấp so với số doanh nghiệp. Việc thực hiện quy chế dân chủ tại nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện được. Còn nhiều chủ sử dụng lao động không muốn mất nhiều thời gian cho các hoạt động khác.
Năm 2017, huyện Lương Sơn tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của LĐLĐ và các cấp công đoàn, đẩy mạnh rà soát, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở, phấn đấu thành lập 6 công đoàn cơ sở mới, phát triển 500 đoàn viên công đoàn, chỉ đạo công đoàn khối sản xuất - kinh doanh tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2017-2022, thực hiện các quy định của pháp luật về công đoàn, lao động, chăm lo tốt hơn đến quyền lợi của người lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và chủ doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh bền vững.
(HBĐT) - Trong tháng 1, TP Hòa Bình có nguồn vốn đầu tư phát triển ước đạt 244,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước tăng 13,14%. Chia ra, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 20,6 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 12,57%, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 19,6 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 20,46%. ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 223,9 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 13,19%.
(HBĐT) - Hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) bền vững là tiêu chí chủ lực được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm. Trong chương trình xây dựng NTM, huyện Yên Thuỷ luôn xác định GTNT là khâu thực hiện trước tiên tạo tiền đề cho phát triển KT -XH góp phần làm nên diện mạo NTM.
(HBĐT) - Kể từ ngày 23/1/2017, huyện Lạc Thủy chính thức khai trương cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN & PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh có 74 cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô lớn (trong đó có 5 cơ sở đang trong quá trình xây dựng chưa đi vào hoạt động). Tổng diện tích đất các cơ sở chăn nuôi sử dụng khoảng 458,3 ha (cơ sở có diện tích lớn nhất 150 ha và ít nhất 0,02 ha, bình quân 6,1 ha/ 1 cơ sở chăn nuôi). Các cơ sở chăn nuôi tạo việc làm cho 421 lao động địa phương. Bình quân mỗi cơ sở tạo việc làm cho 6 lao động.
(HBĐT) - Sáng 10/2, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 2, đánh giá tình hình KT-XH tháng 1/2017; thảo luận và cho ý kiến về các tờ trình, đề án quan trọng của tỉnh.
(HBĐT) - Cam là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế cao ở huyện Cao Phong. Với việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong (năm 2014) và cam Cao Phong được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư “Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5” năm 2016 đã tạo bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong, đưa sản phẩm này chinh phục thị trường. Cao Phong đang nhân rộng mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, tạo sự phát triển ổn định và bền vững.