(HBĐT) - Trong những năm qua, chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp của huyện Lương Sơn đã có bước chuyển biến rõ rệt. Kinh tế trang trại, kinh tế hộ phát triển mạnh, nhiều hộ đầu tư cải tạo vườn tạp, vườn đồi, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, tạo ra các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ kinh tế vườn, đồi. Tuy nhiên, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi vẫn còn một số tồn tại, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khả năng đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng KH-KT vào thâm canh, sản xuất hạn chế. Mặt khác, công tác quản lý chất lượng giống cây trồng còn nhiều bất cập; năng suất, sản lượng chưa cao, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường.
Xã Nhuận Trạch có tổng diện tích đất vườn 301 ha, trong đó, diện tích trồng cây ăn quả và dược liệu 190 ha, vườn tạp 111 ha. Theo kế hoạch và sự hỗ trợ của huyện, xã có định hướng cải tạo 50 ha vườn tạp, theo đó, năm 2017 cải tạo 20 ha, năm 2018 cải tạo 20 ha, đến năm 2020 cải tạo 10 ha với cây trồng chính là cây ăn quả và rau an toàn.
Nông dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực trạng sản xuất cho thấy, nhu cầu cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hiện nay là cần thiết, động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, huyện Lương Sơn đã xây dựng “Đề án cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân góp phần xây dựng NTM.
Theo thống kê, diện tích vườn tạp của huyện có 1.836 ha, một số xã có diện tích vườn tạp lớn như: Cao Răm, Hợp Hoà, thị trấn Lương Sơn, Hoà Sơn, Cư Yên, Tân Thành, Hợp Châu, Trung Sơn, Thành Lập, Hợp Thanh, Thanh Lương. Hệ cây trồng trong vườn tạp phần lớn là các loại cây lâu năm. Các hộ tự tìm kiếm các loại cây để trồng, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Cây trồng chưa được chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao, chưa được quy hoạch, chiếm nhiều diện tích và không gian, ảnh hưởng lớn đến bố trí các loại cây trồng khác; năng suất cây trồng thấp.
Mục tiêu của đề án phấn đấu từ 2017- 2020 có 1.000 ha vườn tạp được cải tạo, hiệu quả kinh tế đạt khoảng 250 triệu đồng/ha/ năm. Mỗi thôn, xóm có từ 1 - 2 mô hình điểm cải tạo vườn tạp, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Trong năm 2016 - 2017, huyện chỉ đạo xây dựng từ 5 - 6 mô hình điểm cải tạo vườn tạp, làm tiền đề nhân rộng ra toàn huyện trong những năm tiếp theo.
Trên cơ sở các điều kiện sản xuất đặc thù, xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa với các hình thức cải tạo phù hợp điều kiện đất đai, có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định, cụ thể: Các xã vùng 1 tập trung cải tạo vườn tạp để có sản phẩm đặc thù và gắn với địa phương như các loại cây ăn quả: nhãn, na, chuối, bưởi, ổi, táo… Các xã vùng 2 và vùng 3 tập trung cải tạo vườn tạp các sản phẩm chủ yếu: cây dược liệu, cây công nghiệp dài ngày, gia vị, rau an toàn và các loại cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án 151.215 triệu đồng. Trong đó, kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và lồng ghép các chương trình, dự án dự kiến 19.515 triệu đồng; doanh nghiệp và hộ dân tham gia 131.700 triệu đồng cho các nội dung: tuyên truyền, vận động, tổ chức triển khai thực hiện đề án; đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình điểm, tổ chức thăm quan học tập; xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ trực tiếp sau đầu tư.
Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Khi đề án được triển khai thực hiện sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị kinh tế, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững khu vực nông thôn, xây dựng NTM. Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả đạt 2.000 ha, năng suất, sản lượng cây ăn quả tăng thêm từ 10-20%, sản lượng quả sản xuất ước đạt 25.000 tấn. Đóng góp vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ 2- 3%. Theo tính toán, 1 ha cây ăn quả tạo việc làm cho khoảng 40 - 45 người. Các mô hình điểm trình diễn sẽ là hạt nhân mở rộng, là nơi để các hộ nông dân đến thăm quan học tập, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao trở thành một trong những ngành sản xuất chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt. Ngoài ra, phát triển các vùng cây ăn quả góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Với 44 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các KCN trong tỉnh, trong tháng 2, các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động ổn định, thực hiện doanh thu 700 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 1.597,73 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 37 triệu USD, lũy kế đạt 77 triệu USD; nộp ngân sách Nhà nước 15,13 tỷ đồng, lũy kế đạt 25,13 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 14.500 lao động.
(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Nhuận Trạch đến thăm làng văn hóa cấp tỉnh thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), sải bước trên những con đường bê tông phong quang sạch đẹp, đồng chí Hoàng Văn Thành, Trưởng thôn Đồng Bưng chia sẻ với chúng tôi: Nhân dân trong thôn luôn đồng thuận trong các phong trào thi đua mà xã phát động.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, hiện tình hình thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành gieo cấy, đảm bảo khung thời vụ kết thúc gieo cấy trong tháng 2. Tuy nhiên, thời tiết trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nền nhiệt độ tăng cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 - 10C; lượng mưa thiếu hụt từ 10 - 15% so với trung bình nhiều năm. Tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới có thể xảy ra trên diện rộng, đặc biệt với những chân ruộng không chủ động nước tưới. Ngoài ra, đây cũng là vụ được dự báo rất khó khăn đối với công tác BVTV.
(HBĐT) - Năm 2016, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, nhất là ở thôn, xã trong tỉnh được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân và từng bước hiện đại hoá nông thôn.
(HBĐT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, huyện Kỳ Sơn chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2016, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, huyện đã xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Thuỷ đã huy động nguồn lực trên 437 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 14.679 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 164.763 triệu đồng; vốn tín dụng 196 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 35 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 4.650 triệu đồng.