(HBĐT) - Hội LHPN huyện Mai Châu hiện có 23 cơ sở Hội với trên 10.788 hội viên tham gia sinh hoạt. Xác định vận động, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, các cấp Hội trên địa bàn đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ đạo các chi, tổ hội duy trì hoạt động giúp nhau xóa đói, giảm nghèo với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả.

 

Qua khảo sát thực tế, các cấp Hội xác định được nhu cầu vay vốn của hội viên. Do vậy, Huyện hội đã tiếp cận, khai thác có hiệu quả nhiều nguồn vốn để tạo điều kiện cho hội viên vay phát triển kinh tế. Năm 2016, Hội vận động hội viên tham gia sinh hoạt tiết kiệm tại chi hội được 181,878 triệu đồng, tổng dư nợ tiết kiệm tại chi hội trong toàn huyện đến cuối năm trên 1,726 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, các tổ chức Hội đã cho 52 hội viên vay phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

 

Đến nay, tổng số quỹ hội trong toàn huyện gần 7 tỷ đồng. Sau vay vốn, các cấp Hội đã kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tạo điều kiện cho thành viên vay vốn được tiếp cận kiến thức KH-KT mới, cách thức làm ăn nhằm sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích. Nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn vay của ngân hàng, các tổ chức tài chính, sự hỗ trợ tích cực của các cấp Hội và nỗ lực của mỗi hội viên, những năm qua, phụ nữ huyện Mai Châu đã góp phần tích cực thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

 

Cùng với hỗ trợ vay vốn của các tổ chức, Hội chú trọng các hoạt động hỗ trợ, giúp nhau tại chỗ. Trong năm, các cơ sở hội đã đăng ký giúp 371 hộ do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bằng các hình thức vay vốn, hỗ trợ con giống, ngày công lao động... với số tiền trị giá trên 400     triệu đồng.

 

Chị Sùng Y Dê, xóm Xà Lĩnh 1, xã Pà Cò là một trong những hội viên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của xã. Trước đây, gia đình chị gặp không ít khó khăn do chưa biết áp dụng KH-KT vào sản xuất. Từ khi tham gia sinh hoạt Hội, được tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT đã giúp chị thay đổi tư duy, cách làm. Năm 2013, chị  mua hơn 10 con dê giống về chăn thả, vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm, đàn dê phát triển tốt, mỗi năm sinh sản 2 lứa, từ việc bán dê giống và dê thịt chị cũng thu về gần 100 triệu đồng/năm.

 

Cùng với cho vay vốn, các cấp Hội còn làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, chuyển giao KH-KT và dạy nghề. Điểm nhấn lớn nhất của vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đó là Hội LHPN huyện đã hỗ trợ xây dựng 23 mô hình phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù, điều kiện và định hướng phát triển kinh tế của từng Hội. Đồng chí Hà Minh Huân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mai Châu cho biết: Năm 2017, Hội sẽ đổi mới nhiều nội dung, hình thức hoạt động, vận động hội viên thực hiện tốt các phong trào thi đua, phát triển kinh tế. Mục tiêu Hội đặt ra là phấn đấu 80% phụ nữ nghèo được giúp đỡ để giảm nghèo; 90% phụ nữ nghèo làm chủ hộ được giúp đỡ vốn, tiếp tục tập huấn học nghề, hướng dẫn phương thức làm kinh tế… nhằm giúp hội viên nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần giúp chị em khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, xã hội.

 

 

                                                                                  Thu Hường

                                                                              (Đài Mai Châu)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Kỳ Sơn: Dành trên 1,2 tỷ đồng phát triển sản xuất

(HBĐT) - Thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, huyện Kỳ Sơn chú trọng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2016, từ nguồn vốn của các chương trình, dự án, huyện đã xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Huyện Lạc Thủy: Huy động nguồn lực trên 437 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Thuỷ đã huy động nguồn lực trên 437 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 14.679 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 164.763 triệu đồng; vốn tín dụng 196 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 35 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 4.650 triệu đồng.

Xã Lâm Sơn khơi dậy vai trò chủ thể của người dân

(HBĐT) - Hết năm 2016, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) cán đích NTM. Đây là thành quả của sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo và quyết liệt, nhất là việc chú trọng phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Huyện Lạc Sơn: Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn

(HBĐT) - Xác định rõ giao thông nông thôn (GTNT) có vai trò quan trọng thúc đẩy KT-XH phát triển. Những năm qua, huyện Lạc Sơn đặc biệt chú trọng phát triển GTNT, tập trung huy động các nguồn lực và lồng ghép các dự án để từng bước hoàn thiện mạng lưới GTNT.

Vốn huy động từ dân cư ước đạt 11.536 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, trong tháng 1/2017, lãi suất tiền gửi thời hạn dưới 6 tháng được các ngân hàng (NH) duy trì ở mức tối đa 5,5%/năm, các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) 6%/năm.

Sự chuyển động tích cực của bộ máy chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp

(HBĐT) - “Café doanh nhân 2016 bước đầu tạo ra sự chuyển động của bộ máy hành chính trong hỗ trợ doanh nghiệp. Chương trình café doanh nhân phải thực sự hiệu quả, hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển lành mạnh theo đúng Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.” Đó là đánh giá và quan điểm chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh đối với chương trình Café doanh nhân 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục