(HBĐT) - Đầu tư nguồn lực cho một loạt mô hình phát triển sản xuất; thu hút không ít các công ty đầu tư vào nông nghiệp và thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm… Ngành NN&PTNT huyện Lạc Thủy đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp đồng bộ ở các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi.

 

Lãnh đạo Sở NN&PTNT thăm quan cánh đồng sản xuất rau an toàn thôn Chéo Vòng, xã Lạc Long (Lạc Thủy).

 

Cánh đồng rau an toàn thôn Chéo Vòng, xã Lạc Long bằng phẳng, màu mỡ được phủ kín màu xanh của bí, bắp cải, dưa chuột, đậu cô ve, những quả cà chua lúc lỉu, đỏ rực chín tại cây. Anh Phạm Văn Minh, thành viên tổ hợp tác cho biết: Thành viên nhóm sản xuất của chúng tôi rất phấn khởi và quyết tâm bởi kể từ khi bắt tay vào thực hiện mô hình trồng rau an toàn đến nay, chúng tôi học được nhiều điều, đó là canh tác đúng quy trình kỹ thuật để ra đời những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Mặt khác, nông sản an toàn đang là nhu cầu, đòi hỏi bức thiết của thị trường. Trên diện tích 4 ha, chúng tôi đã trồng rau, củ, quả mùa nào, thức nấy, từng bước tạo nguồn cung ổn định cho thị trường nội huyện.

 

Vào ngày đầu tháng 2/2017, tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã khai trương cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn. ông Lê Văn Điền, Giám đốc HTX nông sản thực phẩm an toàn Lạc Thủy được UBND huyện giao vận hành hoạt động cửa hàng cho biết: Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch là vấn đề đơn vị quan tâm. Chúng tôi tiếp tục bổ sung đầu tư dây chuyền công nghệ, nhà xưởng và hệ thống bảo quản lạnh để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Hiện cửa hàng duy trì hoạt động khá thường xuyên, nguồn nông sản thực phẩm được lấy từ HTX Lạc Long và HTX Đồng Tâm 1. Tuy mới hoạt động, song cửa hàng ngày càng thu hút khách hàng khu vực thị trấn và các xã lân cận tin tưởng lựa chọn.

 

Giai đoạn 2016 – 2020, huyện Lạc Thủy xác định triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xác định cụ thể 11 chương trình ưu tiên. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện thực hiện 3 chương trình ưu tiên là phát triển vùng sản xuất trồng rau an toàn tập trung; phát triển cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt chú trong cây ăn quả có múi, nhãn chín muộn; chương trình phát triển sản xuất lúa, gạo chất lượng cao. Đối với chăn nuôi, có 4 chương trình tập trung vào 4 vật nuôi chính gồm phát triển đàn gà, đàn dê Lạc Thủy, đàn ong lấy mật và chăn nuôi đại gia súc. Lĩnh vực thủy sản có 2 chương trình phát triển nuôi cá ao và nuôi cá lồng trên sông, hồ. Về lâm nghiệp có chương trình thâm canh trồng rừng định hướng kinh doanh cây gỗ lớn và phát triển trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán.

 

Với những khởi động bước đầu, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn đã xây dựng và duy trì hàng chục mô hình phát triển sản xuất với gần 10 ha trồng rau an toàn tập trung tại các xã: Lạc Long, Đồng Tâm, Cố Nghĩa, Phú Lão, Yên Bồng; 38,9 ha bưởi da xanh tại các xã: Yên Bồng, Khoan Dụ, Liên Hòa, Đồng Môn, An Bình, An Lạc, Hưng Thi, Phú Thành, Đồng Tâm; 3,5 ha bưởi ở xã An Lạc và mô hình cải tạo vườn tạp được triển khai ở hầu khắp địa bàn huyện. Năm 2017, huyện tiếp tục xây dựng mô hình trồng rau an toàn, trồng ớt xuất khẩu, măng tây xanh, hành lá xuất khẩu và trồng cây có múi. Riêng chương trình trồng ớt xuất khẩu đang làm đất với quy mô khoảng 30ha. Thực hiện thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đã có một số công ty như Công ty CP phát triển nông nghiệp An Phú Hòa Bình có trụ sở tại xã Hưng Thi, công ty Nông nghiệp sạch Lạc Thủy có trụ sở tại xã Cố Nghĩa, Công ty CP đầu tư và phát triển nông nghiệp Hòa Bình có trụ sở tại huyện Yên Thủy, Công ty CP nông nghiệp xanh miền Bắc có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

 

Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, trong tiến trình triển khai đề án, huyện tích cực tổ chức thực hiện các đề án phát triển cây ăn quả, nuôi thủy sản đến năm 2020. Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình, dự án, thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ và huy động thêm nguồn lực để phát triển sản xuất. Một mặt mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển đàn gà Lạc Thủy, xây dựng nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy. Cùng với đó, từng bước phát huy hiệu quả các mô hình, nhân rộng sản xuất. Hiện có gần 10 ha rau an toàn và 795 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 488 ha cam, 252 ha bưởi, 55 ha chanh. Đây cũng là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực tạo giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

  

                                                                                Bùi Minh

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục