(HBĐT) - Những năm gần đây, nhận thấy cây ăn quả là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá bỏ vườn tạp trồng bưởi, cam, xoài, mít… là những cây trồng có giá trị kinh tế. Đây cũng là hướng đi quan trọng đối với xã nhằm phát triển vùng cây ăn quả quy mô lớn. Anh Vũ Văn Hợi ở xóm Tân Sơn cải tạo hơn 1 ha vườn tạp trồng gần 1.000 cây bưởi đỏ và cam Canh. Nhờ chăm sóc tốt, vườn cây đem lại giá trị kinh tế cao. Lấy ngắn nuôi dài, ngoài trồng bưởi, anh thả gà và nuôi lợn thịt để nâng cao thu nhập.
Anh Nguyễn Văn Thanh, xóm Tân Sơn cải tạo hơn 8.000 m2 đất đồi để trồng bưởi đỏ và bưởi da xanh. Được hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc tốt, vườn bưởi của gia đình anh được thị trường ưa chuộng. Hàng năm, tư thương vào thu mua tận vườn. Với giá bán trung bình từ 27.000 – 40.000 đồng / quả, gia đình anh Thanh đã thu về hàng chục triệu đồng.
Đồng chí Bùi Văn Nượm, Chủ tịch UBND xã cho biết: Lỗ Sơn là xã đặc biệt khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài cây lúa, người dân trông chờ vào cây mía trắng nguyên liệu và kinh tế rừng. Những năm gần đây, để tạo bước đột phá về kinh tế, xã vận động bà con cải tạo toàn bộ diện tích đất vườn, đất đồi chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm. Đến nay, toàn xã cải tạo được hơn 30 ha. Mới chuyển đổi nhưng cây ăn quả đã khẳng định được giá trị kinh tế, đảm bảo thu nhập từ 30 – 40 triệu đồng / năm. Chính vì vậy, xã dự kiến quy hoạch 100 ha cây ăn quả. Trong đó chủ yếu là bưởi đỏ, bưởi da xanh, cam, mít Thái Lan, xoài Thái… Để phát huy giá trị kinh tế vườn đồi, xã phối hợp với các ngành bồi dưỡng kiến thức KH -KT cho nông dân; tăng cường công tác bảo vệ thực vật, cung cấp giống đạt chuẩn và chú trọng liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm. Mới đây, sau khi đi học tập kinh nghiệm tại tỉnh Sơn La, các hộ nông dân đã liên kết với doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương đưa cây xoài Thái vào trồng thử và có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Để phát triển sản xuất, nhiều hộ nông dân ở xã Lỗ Sơn mong muốn tiếp cận được với những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Cụ thể là Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hỗ trợ được thực hiện 1 lần bằng tiền, sau đầu tư sản xuất cho đối tượng thuộc phạm vi quy định trồng mới có tổng diện tích từ 2 ha trở lên: Đối với cam, quýt, bưởi 10 triệuđồng /ha năm thứ nhất, 10 triệu đồng /ha năm thứ hai. Đối với sản xuất rau an toàn có hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm 10 triệu đồng /ha. Quyết định được xem như đòn bẩy quan trọng nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng phải linh hoạt thì mới có hiệu quả. Cụ thể cần điều chỉnh lại tiêu chí diện tích trồng từ 2 ha đất vườn, bởi là xã miền núi với hơn 70% đất đồi rừng để gom được 2 ha đất vườn không hề đơn giản. Mặt khác, tiêu chí liên kết các hộ liền kề cũng rất khó tiếp cận khi quy định toàn bộ đất liền kề cũng phải là đất vườn và không có đường chạy qua hoặc phải cùng trồng một loại cây ăn quả. Thực tế, rất ít hộ đáp ứng được tiêu chí này.
Qua trao đổi, nhiều hộ dân khẳng định, đối với trồng cây ăn quả, 3 năm kiến thiết đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn. Sự hỗ trợ thêm của Nhà nước dù nhỏ nhưng rất quý, giúp người nông dân trong quá trình khởi nghiệp. Với yêu cầu là đất vườn từ 2 ha trở lên thì thực tế rất ít hộ tiếp cận được chính sách hỗ trợ này. Đến nay, này cả xã mới có 2 hộ liền kề được hỗ trợ 20 triệu đồng năm đầu tiên. Xã đã vận động nhân dân thành lập tổ liên kết sản xuất từ 8 - 10 hộ trồng cây ăn quả trên đất vườn. Tuy nhiên, nhóm sản xuất cũng không được hỗ trợ.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Lạc Sơn thẩm định 2 xã về đích NTM năm 2016 gồm xã Xuất Hoá và xã Tân Mỹ. Đây là 2 xã đăng ký phấn đấu về đích NTM năm 2016.
(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã hoàn thành 19 tiêu chí. Đó là thành quả của tập thể cán bộ và nhân dân toàn xã trên hành trình đưa Thống Nhất trở thành xã đạt chuẩn NTM năm 2016.
(HBĐT) - Dự án Phố chợ Lương Sơn có hạ tầng được thiết kế đồng bộ với hệ thống siêu thị và chợ truyền thống nằm trong trung tâm đang là một trong những điểm nhấn về mặt phát triển đô tại tại địa bàn huyện Lương Sơn. Mặt nổi trội của dự án là được triển khai nhanh gọn, chưa đầy một năm đã cơ bản hoàn thiện, chất lượng đảm bảo, được chính quyền cũng như đông đảo nhân dân trong khu vực đánh giá rất cao.
(HBĐT) - Những năm gần đây, việc tuyển dụng lao động ở các khu, cụm công nghiệp hoặc trên địa bàn thành phố Hòa Bình gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta đã chuyển hướng đầu tư về vùng nông thôn để thu hút lao động. Hướng đi này được đánh giá là lợi cả đôi đường về phía doanh nghiệp và người lao động nông thôn.
(HBĐT) - Là xóm khó khăn như một ốc đảo bị chia cắt bởi dòng sông Bôi và các triền núi cao, do vậ có thời điểm hầu hết các hộ trong xóm đều là hộ nghèo. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, đời sống người dân xóm Mặc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ nghề nuôi nhốt trâu, bò vỗ béo.
(HBĐT) - Theo số liệu UBND thành phố Hòa Bình, trong tháng 2, vốn đầu tư phát triển của thành phố ước đạt 216, 3 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 17,24%. Trong đó, nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN do địa phương quản lý ước thực hiện 17, 8 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 16,34%; ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 198, 5 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 17,32 %.