(HBĐT) - Nuôi bò thịt được xác định là hướng sản xuất nông nghiệp chính của xã Tu Lý (Đà Bắc), đem lại thu nhập khá cao. Những chuồng nuôi bò thịt xuất hiện ngày càng nhiều ở hầu khắp các thôn, xóm trên địa bàn xã, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

 

Mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình anh Phạm Minh Cương, xóm Bình Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) cho thu lãi 80 triệu đồng /năm.

 

Tu Lý có số lượng gia súc khá lớn với 1.449 con, trong đó đàn bò chiếm gần một nửa, tập trung chủ yếu ở các xóm: Bình Lý, Hương Lý, Tình… Nhờ lợi thế về địa hình, nhiều bãi chăn thả, đồng cỏ rộng, do vậy, những mô hình chăn nuôi gia súc ở xã khá hiệu quả.

 

Được sự giới thiệu của các đồng chí lãnh đạo UBND xã, chúng tôi đến thăm gia đình anh Phạm Minh Cương (xóm Bình Lý). Năm 2010, anh vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đà Bắc cộng thêm 40 triệu đồng sẵn có, anh Cương đầu tư nuôi 5 con bò lai Sind. Loại bò này thích nghi với nhiệt độ thấp, ít bệnh tật và tỷ lệ nạc cao. Với phương châm “bò cái để nuôi nhằm tăng đàn, bò đực bán lấy tiền đầu tư mua bò giống”, đến nay, đàn bò của gia đình anh đã có 20 con. Trung bình mỗi năm, gia đình anh thu khoảng 80 triệu đồng từ bán bò thịt.

 

Anh Cương cho biết: “Quan trọng nhất trong quá trình nuôi   bò là nguồn thức ăn ổn định nên tôi tích cực đi cắt cỏ, tích trữ rơm, rạ. Vào mùa đông, tôi chủ động che chắn chuồng trại, giữ ấm cho bò nên đàn bò không bị đói, rét, sút cân. Bên cạnh đó, việc vệ sinh chuồng trại, tiêm dịch bệnh cũng được chú trọng, do đó đàn bò sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, bán được giá”.

 

5 năm trước, chị Bùi Thị An (xóm Tình) mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN &PTNT huyện Đà Bắc 20 triệu đồng mua 4 con bò sinh sản. Vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm, mỗi năm đàn bò của gia đình chị tăng thêm (hiện có 15 con). Trung bình mỗi năm, riêng bán bò, gia đình chị thu về hơn 60 triệu đồng. Chị An chia sẻ: “Nhờ nuôi bò, thu nhập của gia đình tôi ngày càng được nâng lên, nhà cửa khang trang, có điều kiện lo cho con học hành đến nơi, đến chốn”.

 

Hiệu quả từ những mô hình chăn nuôi bò thịt ở xã Tu Lý đã tạo hướng phát triển kinh tế cho không ít hộ nghèo, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đồng chí Bàn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tu Lý cho biết: Những mô hình chăn nuôi bò vừa và nhỏ đang phát triển mạnh trên địa bàn xã, không chỉ giúp các hộ dân tăng gia sản xuất, cải thiện thu nhập mà còn tận dụng được nhiều diện tích trống, trong khi đó số vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên, người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức xử lý chất thải vật nuôi, đảm bảo môi trường sống, vì các mô hình này đều nằm xen với khu dân cư, có như vậy mô hình mới đảm bảo hiệu quả, bền vững.

 

                                                                    Hoàng Anh

 

Các tin khác


Chủ động chống hạn vụ xuân 2017

(HBĐT) - Các địa phương trong tỉnh đang khá chủ động thực hiện các biện pháp chống hạn cho lúa và hoa màu vụ xuân. Phó Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy Phạm Văn Tuấn cho biết: Từ đầu năm đến nay, thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất. Ban ngày mưa lây phây, tối có khi mưa khá lớn nên Yên Thủy không gặp hạn hán khốc liệt như mọi năm. Vụ xuân này huyện Yên Thủy cấy khoảng 400 ha lúa và gần 5.000 ha cây màu. Đến nay, cây trồng sinh trưởng tốt. Mực nước tại các hồ, đập khá dồi dào.

Bàn giao cầu treo dân sinh Bến Bưởi, xã Hưng Thi, Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Đại diện Sở GTVT vừa phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành nghiệm thu và bàn giao cầu treo dân sinh Bến Bưởi, xã Hưng Thi, Lạc Thuỷ. Nằm trong Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông được thực hiện trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền trung và Tây Nguyên do Tổng cục đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư xây dựng 4 cầu treo gồm cầu Gạo Bạc, cầu Bến Đô, cầu Bến Cui, cầu Bến Bưởi thuộc xã Hưng Thi.

Hiệu quả dồn điền, đổi thửa ở xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện kế hoạch số 36, ngày 28/5/2013 của UBND huyện Yên Thủy về việc triển khai thí điểm dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) đất trong sản xuất nông nghiệp, công tác DĐĐT trên địa bàn xã Ngọc Lương đã đạt được những kết quả tích cực góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Thúc đẩy thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện CVĐ năm 2017.

Khó khăn xây dựng nông thôn mới ở xã Thung Nai

(HBĐT) - 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Thung Nai (Cao Phong) đã nỗ lực không ngừng để thực hiện các tiêu chí. Đến nay, xã đạt được 7 tiêu chí về: thủy lợi, điện, bưu điện, lao động việc làm, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục và ANTT. 12 tiêu chí còn lại xã gặp nhiều khó khăn để hoàn thành.

Agribank Hoà Bình tiếp tục hướng mạnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Với vai trò chủ đạo trong đầu tư tín dụng phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, những tháng đầu năm 2017, Agribank Hoà Bình đã tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi. Đồng thời, tập trung giải ngân giúp hàng nghìn hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng các ngành nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục