(HBĐT) - Trong dịp về thăm xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), chúng tôi được cán bộ, nhân dân giới thiệu về tấm gương Chủ tịch UBND xã tận tụy, gương mẫu với công việc, đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đó là ông Đỗ Văn Bảng - người đưa mô hình trồng nghệ về giúp nhân dân phát triển kinh tế, bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng mừng.

 

Xã Tân Mỹ hiện có hơn 1.500 hộ với hơn 7.000 khẩu, 90% là dân tộc Mường. Cuộc sống của bà con nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu dựa vào trồng mía tím, sắn nhưng năm vừa qua, giá cả bấp bênh, nhân dân trong xã rất lo lắng rồi dẫn đến chán nản. Thấu hiểu sự khó khăn của xã, Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Bảng đi thăm các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, là những địa phương chuyên canh tốt các giống cây trồng, hoa màu… để học hỏi, tìm hiểu những giống cây mới về áp dụng trên mảnh đất quê hương mình. Nhận thấy cây nghệ vàng phù hợp với thổ nhưỡng của xã lại có nhiều tinh chất curcumin có tác dụng chữa các bệnh về viêm loét dạ dày, ung thư… ông hy vọng giống cây này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, tạo nên hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong xã.

 

Để đạt được nghệ thành phẩm có chất lượng tốt, quan trọng nhất là khâu chọn giống. So với những giống nghệ thông thường không cho nhiều chất curcumin như cây nghệ vàng, Chủ tịch UBND xã đã tìm và đặt mua giống nghệ trong Tây Nguyên thông qua Công ty Giống cây trồng miền Bắc về trồng thử nghiệm trên đất vườn gia đình. Trên diện tích 1.000 m2, ông Bảng trồng 1, 5 tạ nghệ giống, sau 1 vụ thu về 2, 5 tấn nghệ thành phẩm. Khâu chăm sóc lại đơn giản, sau khi  xuống giống, chỉ cần làm cỏ, vun gốc 2 kỳ là cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh. Đặc điểm giống nghệ ít bị sâu bệnh nên chỉ cần bón phân NPK với liều lượng nhỏ là có thể thu hoạch được. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV là đem lại an toàn sức khỏe cho bà con và người sử dụng. So sánh  trên cùng diện tích đất sẽ thấy hiệu quả kinh tế mà cây nghệ mang lại. Trên 1.000 m2 đất trồng mía, trừ  chi phí thu về khoảng 12 triệu đồng nhưng cùng diện tích đó trồng nghệ thu về hơn 24 triệu đồng, nghĩa là lãi gấp đôi. 

 

Thấy được hiệu quả kinh tế cây nghệ mang lại, ông mạnh dạn triển khai, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn xã, được bà con hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ. Mới triển khai từ đầu năm nay nhưng hơn chục tấn nghệ giống đã được mua về trồng khắp nơi trong xã. Hơn nữa, Công ty CP Nghệ Việt đã đăng ký bao tiêu đầu ra, 1 kg nghệ thành phẩm được cam kết mua với giá từ 10.000 - 20.000 đồng tùy vào giá thị trường tại thời điểm đó, giúp cho bà con yên tâm khi tham gia phát triển mô hình trồng nghệ từ khâu chọn giống đến khi có sản phẩm bán ra thị trường.

 

                                                                       Đồng Hương

 

Các tin khác


Xã Đồng Chum khai thác thế mạnh giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc, Đồng Chum có 10 xóm, 776 hộ với trên 3.400 nhân khẩu. Chủ lực trong phát triển KT -XH của xã vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp ít, đất lâm nghiệp phần lớn là rừng khoanh nuôi, bảo vệ nên để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân là niềm trăn trở đối với Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã.

Đại hội Quĩ tín dụng nhân dân liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến nhiệm kỳ VII (2017-2022)

(HBĐT) - Sáng 18/4, Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến (Thành phố Hòa Bình) tổ chức Đại hội thành viên tổng kết hoạt động kinh doanh nhiệm kỳ VI (2012-2017), đề ra phương hướng nhiệm kỳ VII (2017-2022). Dự Đại hội có lãnh đạo NHNN, lãnh đạo 2 phường cùng 178 đại biểu thành viên.

Động lực phát triển công nghiệp thành phố Hoà Bình

(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển công nghiệp (CN) trên địa bàn TP Hòa Bình, cùng với khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà..., các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn đã và đang được xúc tiến triển khai. Những nỗ lực của các cấp, ngành cũng như địa phương cho thấy dấu hiệu khả quan trong chiến lược phát triển CN -TTCN trên địa bàn. Trong phát triển CN -TTCN ở thành phố Hoà Bình những năm qua điểm nhấn là KCN bờ trái sông Đà với quy mô khoảng 76, 5 ha. Hiện KCN này thu hút được 17 dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Tại đây, việc đầu tư kết nối hạ tầng được triển khai đồng bộ, đầu tư đúng hướng, đặc biệt là vấn đề hạ tầng giao thông, hệ thống đường điện...

Xây dựng hồ Cánh Tạng chứa khoảng 95 triệu m3 nước

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, được thực hiện tại huyện Lạc Sơn và huyện Yên Thủy từ năm 2017 - 2020 với tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng.

Kỳ Sơn Nợ quá hạn chiếm 0,38% tổng dư nợ

(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động quý I, triển khai công tác quý II.

Huyện Lương Sơn triển khai công tác Tổng điều tra kinh tế năm 2017

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị triển khai Tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục