(HBĐT) - Từ chương trình NTM đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đường làng, ngõ xóm, các công trình phúc lợi được đầu tư khang trang. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, mức sống của người dân từng bước được nâng lên. Để có được những kết quả này, theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Cao Phong là do người dân đã hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Từ đó, người dân đã trở thành nhân tố tích cực, cốt lõi trong thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM với sự đồng lòng, nhất trí cao.

 

Điều này thể hiện rõ ở sự so sánh thời điểm trước và sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Theo đó, tại thời điểm năm 2010, xã phát triển nhất cũng chỉ đạt được 6 tiêu chí. Còn lại đa phần các xã đạt từ 1 - 2 tiêu chí. Do vậy, việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia  xây dựng NTM trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, do huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong nhân dân về yêu cầu và nội dung của chương trình xây dựng NTM. Từ đó tạo tiền đề để các xã thực hiện các mục tiêu đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng cao; huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, bảo đảm ANTT gắn với phát triển KT-XH.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Trưởng Phòng NN&PTNT, Phó trưởng BCĐ xây dựng NTM huyện Cao Phong cho biết: Điều đáng nói là huyện huy động được sức mạnh tập thể, sự ủng hộ của nhân dân góp công, góp sức vào quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, nông dân hiến đất làm nhà văn hóa, làm đường GTNT. Đáng nói hơn là phong trào xây dựng NTM trở thành điểm tựa cho phát triển KT-XH ở huyện Cao Phong những năm qua.

Ví như ở xã Thu Phong, do tập trung phát huy tốt nội lực trong nhân dân, đến nay, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM. Qua đó, hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn được đổi mới. KT-XH phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Cũng giống như Thu Phong, là xã đầu tiên của huyện về đích xây dựng NTM, xã Dũng Phong huy động trên 200 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Xã cũng vận động trên 400 hộ gia đình hiến trên 28.000 m2 đất xây dựng đường GTNT, giao thông nội đồng và các công trình hạ tầng xã hội. Nhờ vậy, diện mạo của xã với kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá được xây dựng khang trang, sạch, đẹp. Cùng với phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn, xã Dũng Phong cũng  tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Tính từ năm 2011 đến nay, huyện Cao Phong cứng hóa trên 370 km đường liên xóm, nội thôn, nội đồng. 100% hệ thống công trình thuỷ lợi được sửa chữa, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. 100% xã có điện lưới quốc gia với 99,5% hộ gia đình được sử dụng điện. 94% dân số tham gia BHYT và toàn huyện hiện có 19 trường học đạt chuẩn quốc gia. Nếu năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của huyện chỉ đạt 16,5 triệu đồng,thì năm 2016 đã tăng lên 32,8 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 21,87%. 

                                                                           Mạnh Hùng   

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Trên 12.600 người tham gia tổ, đội quản lý, bảo vệ rừng

(HBĐT) - Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, trong quý I, các huyện, thành phố trong tỉnh đã củng cố 1.870 tổ đội quần chúng bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng với 12.661 người tham gia. Các địa phương đã tuyên truyền tới 12.170 lượt người chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời củng cố 70, 5 km đường băng cản lửa phòng - chống cháy rừng.

Hiệu quả chiến dịch toàn dân làm thủy lợi

(HBĐT) - Tháng 4, nơi nơi trên địa bàn tỉnh sôi nổi khí thế ra quân Tháng chiến dịch Toàn dân làm thủy lợi. Những chân ruộng hạn chờ nước tưới, những mương thủy lợi bị tắc, nghẽn do đất, đá bồi lấp, vướng víu cây que… được nhân dân các địa phương huy động công sức khơi thông.

Thẩm định xã Thống Nhất đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Chiều 20/4, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh đã có buổi làm việc với BCĐ chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Hòa Bình thẩm định xã Thống Nhất về đích NTM năm 2016.

Triển khai kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 20/4, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ PCI của tỉnh chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả chỉ sô năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2016, triển khai kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tinh năm 2017, định hướng đến năm 2020. Tham gia cuộc họp có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, đại diện các tổ chức Hội DN của tỉnh.

Mai Châu Dư nợ 13 chương trình tín dụng đạt 229.895 triệu đồng

(HBĐT) - Sáng 20/4, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Mai Châu tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động tín dụng chính sách quý I, triển khai công tác tín dụng chính sách quý II.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(HBĐT) - Vị trí xếp hạng PCI năm 2016 của tỉnh ta xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố. So với năm 2015, tỉnh Hòa Bình tụt 6 bậc (năm 2015 xếp thứ 46/63). Đây là điều bất lợi cho tỉnh trong việc kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại tỉnh. Nếu năm 2017, tỉnh Hòa Bình không có cơ chế, chính sách để cải thiện thì chỉ số PCI rơi vào nhóm dưới trung bình là điều rất dễ xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục