(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế huyện Kỳ Sơn tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giao thông thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập; bộ mặt nông thôn khởi sắc. Có thể nói, giao thông nông thôn (GTNT) phát triển đã có những tác động tới các lĩnh vực phát triển KT -XH của huyện theo hướng nhanh và bền vững, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hợp Thành là xã về đích NTM năm 2016. Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy, các tuyến đường GTNT của xã đều hoàn thành theo quy định. Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn; đường ngõ xóm được cứng hoá 14,45 km/17,2 km, đạt 84%; đường trục chính nội đồng được cứng hoá đạt xe cơ giới đi lại thuận tiện. Tổng kinh phí phát triển GTNT của xã trong 5 năm 2011-2016 đạt gần 27 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước trên 25 tỷ đồng. Các tuyến đường sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, việc lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ hàng nông sản của bà con không còn vất vả như trước…
Đường giao thông xóm Múc, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) được cứng hoá đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hoá của nhân dân.
Để phát triển giao thông, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước và huy động từ các nguồn lực đầu tư, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của chủ trương phát triển hệ thống GTNT. Nhờ đó, hạ tầng GTNT của huyện ngày càng được cải thiện, nhiều tuyến đường chính, đường liên thôn, liên xã từng bước được nâng cấp, mở rộng. Theo thống kê, tổng số đường huyện 14 km đã được cứng hoá 100%; đường trục xã, liên xã 102, 68 km đã cứng hoá 86,48%; đường trục thôn, xóm 105, 44 km đã cứng hoá 53%; đường ngõ 168, 258 km đã cứng hoá 51%.
Năm 2016, huyện dành nguồn lực trên 9 tỷ đồng thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông. Trong đó, ngân sách T.ư 3, 6 tỷ đồng; ngân sách huyện 5 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 600 triệu đồng. Đến nay, toàn huyện có 3 xã đạt tiêu chí số 2 gồm: Hợp Thịnh, Mông Hóa, Hợp Thành. Có 4 xã đạt 3 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Phúc Tiến, Dân Hạ, Dân Hòa, Phú Minh. 2 xã đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Độc Lập, Yên Quang. Huyện đã huy động hàng ngàn ngày công thực hiện chiến dịch Toàn dân tham gia làm đường GTNT, qua đó san lấp đắp bù vênh ổ gà, bạt mái ta luy, khơi thông cống, rãnh, sửa chữa và làm mới đường GTNT. Năm 2016, huyện Kỳ Sơn đầu tư từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế huyện để xây dựng các tuyến đường giao thông nội đồng xóm Bãi Nai, xóm Suối Ngành (xã Mông Hóa); giao thông nội đồng xóm Nút, xóm Mỏ, xóm Đan Phượng, xóm Đồng Bến (xã Dân Hạ). Bên cạnh đó, huyện dành kinh phí trên 200 triệu đồng duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện. Thay thế một số biển báo hiệu trên tuyến đường huyện, các tuyến đường trục xã như biển báo có đường giao nhau, đoạn cua, độ dốc dọc, báo trường học...
Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Một vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và bảo trì là hiện nay đang thi công tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình qua địa bàn huyện nên tình trạng xe cơ giới chở vật liệu chạy ngày đêm gây hư hỏng mặt đường tuyến đường huyện Phúc Tiến - Phú Minh - Hợp Thịnh và các tuyến đường liên thôn, xóm, đường trong khu dân cư dẫn đến việc đi lại và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn mà nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp. Do đó, huyện mong muốn được hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh để huyện làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo trì đường trên địa bàn. Đồng thời hỗ trợ phát triển GTNT để huyện Kỳ Sơn phấn đấu hoàn thành tiêu chí số 2 NTM trên địa bàn theo kế hoạch, đặc biệt là đề án cứng hóa GTNT giai đoạn 2016 – 2020.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 20/4, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ PCI của tỉnh chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả chỉ sô năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2016, triển khai kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tinh năm 2017, định hướng đến năm 2020. Tham gia cuộc họp có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, đại diện các tổ chức Hội DN của tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 20/4, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Mai Châu tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động tín dụng chính sách quý I, triển khai công tác tín dụng chính sách quý II.
(HBĐT) - Vị trí xếp hạng PCI năm 2016 của tỉnh ta xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố. So với năm 2015, tỉnh Hòa Bình tụt 6 bậc (năm 2015 xếp thứ 46/63). Đây là điều bất lợi cho tỉnh trong việc kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại tỉnh. Nếu năm 2017, tỉnh Hòa Bình không có cơ chế, chính sách để cải thiện thì chỉ số PCI rơi vào nhóm dưới trung bình là điều rất dễ xảy ra.
(HBĐT) - 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2010 - 2016), không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn tập trung phát triển kinh tế, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, huyện có 4 xã đạt chuẩn NTM là Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê và Mãn Đức.
(HBĐT) - Nam Phong là xã được huyện Cao Phong chọn về đích NTM trong năm 2016. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, đến thời điểm này, xã Nam Phong đã hoàn thành 19 tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
(HBĐT) - Trên cơ sở bỏ phiếu thẩm định xét công nhận, tỉnh ta vừa có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2016 gồmừ: Hợp Thành (Kỳ Sơn); Xuất Hoá, Tân Mỹ (Lạc Sơn); Thanh Nông (Lạc Thuỷ); Nam Phong (Cao Phong) và Mãn Đức (Tân Lạc).