(HBĐT) - Hiện nay, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tập trung vào một số cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương như: bí xanh, bí đỏ, cam, bưởi… và một trong những cây trồng mới đưa về đem lại giá trị kinh tế cao là cây măng tây. Toàn xã có 5 ha măng tây xanh tập trung ở 2 thôn Bôi Cả và Bãi Xe với 4 hộ trồng. Nhờ trồng măng tây mà các hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Điển hình như gia đình anh Bùi Văn Nghĩa và chị Bùi Thị Phượng ở thôn Bôi Cả tiên phong đưa cây măng tây về trồng. Tháng 7/2015 anh chị đầu tư khoảng 250 triệu đồng mua cây giống và hệ thống tưới phun. Trước khi bắt tay vào thực hiện anh chị đã tìm hiểu qua tài liệu, học hỏi kỹ thuật trên ti vi và đến thăm quan tại các nơi đã trồng măng tây xanh ở Hà Nội. Qua tìm hiểu, anh chị được biết giống cây này đòi hỏi kỹ thuật cao, chăm sóc cầu kỳ, nguồn nước luôn đảm bảo về mùa khô và tránh ngập úng vào mùa mưa.

 

 

Ông Bùi Văn Quý, thôn Bãi Xe, xã Nam Thượng (Kim Bôi) kiểm tra  những bó măng trước khi giao hàng.

 

Với diện tích cấy lúa, trồng khoai kém hiệu quả đã được gia đình anh Nghĩa chuyển sang trồng cây măng tây xanh đang cho hiệu quả. Cây trồng này sau khi xuống giống khoảng 5 – 6 tháng là cho thu hái ngọn măng non. Đặc biệt, măng tây xanh trồng một lần nếu chăm sóc tốt có thể cho

thu hoạch kéo dài 5 năm.

 

Đến thời điểm này, ngày nào gia đình anh chị cũng có sản phẩm xuất bán. Trung bình một ngày với diện tích gần 1 ha cho thu khoảng 30 – 40 kg măng tây xanh. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh Nghĩa, chị Phượng thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

 

Tại thôn Bãi Xe không chỉ có gia đình anh Nghĩa, chị Phượng làm giàu từ cây măng tây xanh mà còn những hộ khác. Điển hình là hộ ông Bùi Văn Quý có diện tích 0,5ha, ông đầu tư khoảng 160 triệu đồng. Tuy nhiên khi bắt tay vào trồng, do chưa có kinh nghiệm nên gia đình ông đã thuê một cán bộ kỹ thuật để giúp ông khởi sư. Sau khi xuống giống, nhờ có cán bộ kỹ thuật chỉ bảo tận tình từ cách trồng, chăm sóc, bón phân sao cho phù hợp, đúng lúc. Sau 5 tháng ông đã nắm chắc được kỹ thuật, hiểu đặc tính của loại cây trồng “khó tính” này, đến nay đã thành công và cho thu hái những ngọn măng to, mập đạt chất lượng cao.

 

Ông Bùi Văn Quý chia sẻ: Một ngày gia đình tôi thu khoảng 20 kg măng tây xanh. Sau khi thu về thì phân loại (loại 1, loại 2, loại 3, với giá bán dao động từ 40.000 – 80.000 đồng/kg tùy loại). Sản phẩm được đóng gói, mỗi gói 1 kg xuất ra thị trường và đầu mối thu mua sản phẩm là Công ty TNHH Nông sản Dũng Hà (Cầu Giấy - Hà Nội). Tính đến thời điểm này, trừ chi phí, mỗi tháng gia đình tôi thu được từ 25 - 30 triệu đồng.

 

Đồng chí Bùi Văn Chu, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thượng khẳng định: Trồng cây măng tây xanh so với lúa, ngô, khoai… cho thu nhập cao gấp 10 – 20 lần. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu không nhỏ, đặc biệt, người trồng phải nắm chắc kỹ thuật vì cây này đòi hỏi chăm sóc khá cao mới cho hiệu quả tốt. Giá trị kinh tế thu được trên một diện tích canh tác cao, sản phẩm làm ra có thị trường ổn định. Nhờ đó mà các hộ trồng măng tây có thu nhập 100 triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi năm.

 

 

                                                                              Đình Thủy

                                                            (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước đạt 30,3%

(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh ta được giao tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 12.663,107 tỷ đồng, hiện đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án.

Giải pháp cấp bách phát triển chăn nuôi bền vững

(HBĐT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản 3511/BNN-CN gửi UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo những đơn vị liên quan triển khai các giải pháp cấp bách trước mắt cũng như lâu dài nhằm ổn định phát triển chăn nuôi.

Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế

(HBĐT) - Bám sát vào chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế về các nội dung chỉ đạo về cải cách hành chính (CCHC), Cục Thuế tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể đưa các nội dung CCHC vào chương trình kế hoạch, nhiệm vụ công tác hàng năm, hàng quý để chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện, tạo chuyển biến rõ rệt các lĩnh vực của CCHC, góp phần quan trọng quản lý và khai thác tốt các nguồn thu, tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước, hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm.

CCB huyện Yên Thủy giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Thời gian qua, Hội CCB huyện Yên Thủy đã làm tốt công tác tuyên truyền, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tình đồng chí, không cam chịu đói nghèo, phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi nhờ đó đã được phát huy.

Toàn tỉnh huy động gần 187.000 công làm thủy lợi

(HBĐT) - Thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I, năm 2017, tính đến cuối tháng 4, các huyện, thành phố trong tỉnh đã huy động gần 187.000 công làm thủy lợi, đạt trên 76% kế hoạch. Qua đó, nông dân toàn tỉnh đã đào đắp trên 179.550 m3 đất, đá, đạt gần 85% kế hoạch; phát dọn khoảng 911.000 m2 bờ mương, mái đập, đạt 122% kế hoạch.

Thành công từ sự đồng thuận

(HBĐT) - Sau 6 năm (2011-2016) triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Trong đó phải kể đến sự đồng thuận, nhất trí cao từ cấp uỷ, chính quyền và người dân. Đến nay, toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn NTM là Vũ Lâm, Nhân Nghĩa, Liên Vũ, Xuất Hoá và Tân Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục