(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay chương trình thương nhân vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt trên 1,4 tỷ đồng với 36 lượt khách hàng vay vốn.
Đến hết tháng 4, tổng dư nợ của chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn đạt trên 7,8 tỷ đồng với 214 hộ còn dư nợ. Nguồn vốn này đã giúp các thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn có thêm nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế.
Qua đánh giá, chương trình đã tạo tiền đề xây dựng kinh tế hàng hóa ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, nguồn vốn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương có thu nhập ổn định. Một số địa phương thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng thương nhân vùng khó khăn như Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc...
Đ.T
(HBĐT) - Hiện nay, xã Nam Thượng (Kim Bôi) tập trung vào một số cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương như: bí xanh, bí đỏ, cam, bưởi… và một trong những cây trồng mới đưa về đem lại giá trị kinh tế cao là cây măng tây. Toàn xã có 5 ha măng tây xanh tập trung ở 2 thôn Bôi Cả và Bãi Xe với 4 hộ trồng. Nhờ trồng măng tây mà các hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, những tháng đầu năm, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Toàn tỉnh hiện có 2.605 ha nuôi thủy sản trong ao, hồ nhỏ; mở rộng lên 3.900 lồng nuôi cá, tăng 45 lồng so với tháng 3.
(HBĐT) - ông Ngô Đức Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông, lâm sản (NLS) Kim Bôi tâm sự: Hòa Bình là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển các sản phẩm từ măng. Nhận thấy điều này, tôi đã quyết định mua lại Công ty CP NLS Kim Bôi để tái cơ cấu, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đã có được thành công đáng kể.
(HBĐT) - Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn, hạn chế, thiếu tính bền vững. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách trong xây dựng và phát triển chuỗi giá trị. Vấn đề đặt ra là làm sao để liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân cùng một hướng.
(HBĐT) - “Cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại. Quả có mẫu mã đẹp, vị ngọt đậm, có thể bảo quản trong điều kiện bình thường đến 2 tháng sau khi thu hoạch nên được thị trường ưa chuộng”. Đó là nhận xét về cây bưởi Diễn của ông Nguyễn Văn Hạnh ở xóm Gò Bùi - người tiên phong đưa giống bưởi Diễn về trồng trên địa bàn xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh ta được giao tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 12.663,107 tỷ đồng, hiện đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án.