(HBĐT) - Sau 2 năm thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thức tổ chức sản xuất giai đoạn 2015-2020, trên địa bàn huyện Yên Thủy bước đầu có những chuyển biến tích cực, chất lượng cây giống được cải thiện, sản xuất an toàn thực phẩm được quan tâm, liên kết tiêu thụ sản phẩm được tăng cường, giá trị sản xuất tăng dần qua các năm.

Mô hình trồng bí xanh thương phẩm liên kết giữa UBND huyện Yên Thủy với Công ty CP xuất - nhập khẩu GS Việt Nam gắn với hình thành HTX nông, lâm nghiệp Bảo Hiệu đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Nông dân xã Bảo Hiệu thu hoạch bí xanh thương phẩm.

 

Thực hiện Đề án, trong năm 2016, huyện Yên Thuỷ đã chỉ đạo thực hiện 5 mô hình chuyển đổi gồm: trồng mía tím bằng giống nuôi cấy mô để cải tạo giống mía; hỗ trợ chuyển đổi diện tích cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng mía nguyên liệu cung cấp cho Công ty mía đường; mô hình trồng khoai sọ thâm canh; trồng cây có múi; trồng cây họ bầu, bí và rau vụ đông. Các mô hình đều được UBND huyện giao Trạm KN-KL tổ chức khảo sát triển khai thực hiện, được nhân dân đón nhận đem lại hiệu quả kinh tế và có khả năng lan rộng.

 

Năm 2016, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi được trên 200 ha đất trồng lúa, khó canh tác sang trồng rau, màu, mía, dược liệu có giá trị kinh tế, bước đầu hình thành các vùng tập trung, chuyên canh như: bầu, bí ở các xã: Bảo Hiệu, Lạc Lương, Đoàn Kết; rau các loại ở xã Yên Lạc và chuyển khoảng 90 ha đất trồng ngô, sắn, mía tím sang trồng cà gai leo ở xã Đa Phúc. Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện cải tạo vườn tạp, trong đó, từ nguồn đề án đã chuyển đổi được trên 15 ha vườn tạp sang trồng cây ăn quả. Xây dựng vùng sản xuất an toàn thực phẩm, tạo nên sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường.

 

Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 HTX nông nghiệp và 18 tổ hợp tác, trong đó, thành lập mới năm 2016 là HTX. Các HTX, tổ hợp tác bước đầu hoạt động có hiệu quả, kết nối thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho hội viên như: HTX nông lâm nghiệp Bảo Hiệu; HTX dược liệu Yên Thuỷ; HTX nông, lâm nghiệp số 1 Yên Thuỷ; tổ hợp tác trồng rau xóm Chóng; tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Tiến Lộc, thị trấn Hàng Trạm,…

 

Tuy nhiên, hoạt động của các HTX, tổ hợp tác không đồng đều. Một số HTX, tổ hợp tác hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số mô hình chưa gắn với hình thành tổ hợp tác, HTX. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp diễn ra chậm, thiếu sản phẩm chủ lực, thế mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất còn hạn chế.

 

Các mô hình trong Đề án có tính chất mùa vụ, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề án. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đã được đầu tư, song còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu. Thời tiết diễn biễn phức tạp ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thực hiện các mô hình đề án.  Nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất thấp. Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của người dân còn nhỏ lẻ, lạc hậu. Một số HTX, tổ hợp tác và người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động trong đổi mới phương thức sản xuất, nhân rộng mô hình.

         

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa tại các xã để ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, tạo điều kiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất tập trung. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như những mô hình hay để các xã học tập, rút kinh nghiệm và vận dụng. Bên cạnh đó, huyện tập trung hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất; khuyến khích thành lập mới HTX, các tổ đội sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị...

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Giải hạn” cho cam Cao Phong

(HBĐT) - Tình trạng hạn hán đang diễn ra căng thẳng ở huyện Cao Phong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng cam hàng hóa của huyện. Mấy ngày qua, nhiều nơi trong tỉnh mưa như trút nước nhưng ở Cao Phong chỉ mưa bóng mây.

Huyện Lương Sơn: Chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng trên 2,2 tỉ đồng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, huyện Lương Sơn tăng cường công tác quản lý đất đai, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, xử lý các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện.

TP Hòa Bình: Phê duyệt 5 quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý đô thị và đầu tư xây dựng cơ bản, trong tháng 4, TP Hòa Bình đã phê duyệt 5 quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với số tiền 15,65 tỷ đồng, bao gồm tiếp tục đầu tư dự án hạ tầng khu dân cư tại phường Hữu Nghị; đường dây trạm biến áp 110KV Kỳ Sơn và xuất tuyến 35KV, 22KV thuộc xã Yên Mông; đường nối từ QL6 vào dự án sân Golf Hòa Bình, kết hợp phục vụ dân sinh tại xóm Miều, xã Trung Minh; tuyến đường QH7, QH8, xã Sủ Ngòi; khu dân cư số 7, phường Thịnh Lang đợt 2.

“Chắp cánh” cho thương hiệu chè shan tuyết, giảo cổ lam Hòa Bình

(HBĐT) - Năm 2013, Công ty giống cây trồng Phương Huyền – phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) chính thức đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại chế biến, đóng gói sản phẩm chè đặc sản. Năm 2016, sản phẩm chè shan tuyết và giảo cổ lam của Công ty vượt qua 650 sản phẩm của các doanh nghiệp đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước, trở thành 1 trong số 79 sản phẩm người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất, được vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Cũng từ đây, thương hiệu chè shan tuyết, giảo cổ lam Hòa Bình có cơ hội vươn xa...

Xã Sơn Thuỷ giải “bài toán” thu nhập

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) đã đạt được 13/19 tiêu chí. Những tiêu chí chưa đạt như: Y tế, môi trường, trường học… do thiếu nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ bản. Ngoài ra, tiêu chí thu nhập và hộ nghèo được xem là “bài toán khó” mà xã đang loay hoay tìm lời giải. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,1%.

Nhân dân xã Tu Lý đồng thuận hiến đất xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Hiện nay, huyện Đà Bắc chưa có xã nào hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM. Xã Tu Lý đạt 16 tiêu chí, là xã dẫn đầu về tiêu chí NTM của huyện. Trong đó có nhiều tiêu chí đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn như giao thông, thủy lợi, văn hóa… Để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước còn phải kể đến nỗ lực của nhân dân đóng góp xây dựng NTM, điển hình là phong trào hiến đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục