Nhiều năm trước, đời sống của 1.366 hộ với gần 5.900 nhân khẩu ở xã Đú Sáng gặp không ít khó khăn bởi thu nhập của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo trước đó chiếm 61,8%, hộ cận nghèo chiếm 22,2%.
Sau khi được dự án đầu tư, hỗ trợ thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, điển hình như chăn nuôi gà, làm kinh tế ở xã Đú Sáng nói chung và 40 hộ tham gia mô hình nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Các hộ tham gia thường xuyên được cán bộ dự án tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh và quan tâm, hướng dẫn cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Cùng nguồn vốn cho vay 84 triệu đồng từ dự án, sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay, đàn gà thịt toàn xã tăng lên trên 2.400 con, tổng sản lượng xuất chuồng đạt trên 3.400 kg, tương đương với doanh thu gần 310 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí, 40 hộ nuôi gà thu lãi trên 86 triệu đồng. Tuy chưa cao nhưng nguồn thu từ chăn nuôi gà đã góp phần cải thiện thu nhập cho bà con. Hơn nữa, qua mô hình chăn nuôi gà, người dân nắm chắc hơn KH -KT trong chăn nuôi, biết cách theo dõi thị trường để sản phẩm tiêu thụ thuận lợi hơn.
Cán bộ phụ trách dự án dân sinh giai đoạn I bàn giao trâu cho hộ hưởng lợi tại xóm Sằn, xã Hợp Đồng (Kim Bôi).
Trên cơ sở nền tảng là các tổ phụ nữ thôn, với nguồn vốn hỗ trợ trên 310 triệu đồng từ dự án và trên 11 triệu đồng vốn huy động, xã đã xây dựng được 11 nhóm tiết kiệm tín dụng (TKTD) với 161 hội viên tham gia. Đi đôi với việc xây dựng nhóm TKTD, các hội viên được tập huấn về quản lý kinh tế hộ, phương pháp hoạt động nhóm, đồng thời được hỗ trợ vay vốn để phát triển kinh tế. Đến nay đã có 55 hội viên của các nhóm TKTD trên địa bàn được vay vốn phát triển sản xuất, từng bước cải thiện thu nhập, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Cũng là vùng khó khăn được hưởng lợi từ dự án, Hợp Đồng là xã điển hình thực hiện tốt mô hình ngân hàng trâu, bò. Nhờ hỗ trợ từ dự án, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, chọn giống, định giá trâu, bò của cán bộ nông nghiệp, đàn trâu, bò của xã có 9 con đến nay có thêm 5 con bê (nghé) được sinh ra. Đồng chí Trương Minh Trung, Trưởng trạm KN -KL huyện Kim Bôi, tổ trưởng tổ dự án dân sinh huyện chia sẻ: Tuy mới triển khai được hơn 1 năm nhưng mô hình đã cải thiện cuộc sống cho khá nhiều hộ trên địa bàn. Có những hộ trước kia chỉ có hai bàn tay trắng nay đã nỗ lực vươn lên sở hữu đàn trâu, bò trị giá vài chục triệu, có khi lên tới gần trăm triệu đồng. Hiệu quả kinh tế mà các hộ tham gia mô hình đạt được đã thu hút sự quan tâm, mong muốn được tham gia của nhiều hộ khác trong cộng đồng. Dự kiến sẽ có trên 80% hộ tham gia mô hình ngân hàng trâu, bò có thể thoát nghèo.
(HBĐT) – Tháng 4/2017, thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 206 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 920 tỷ đồng, bằng 34% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 30% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách 875 tỷ đồng, thu xuất - nhập khẩu 32 tỷ đồng và thu quản lý qua NSNN 13 tỷ đồng.