(HBĐT) - Chợ là nơi lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT -XH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, trong xây dựng NTM, chợ được đánh giá là một tiêu chí quan trọng. Tỉnh ta đang nỗ lực thực hiện tiêu chí thứ 7 - về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn góp phần xây dựng bộ mặt NTM bền vững. Trong 19 tiêu chí, chợ nông thôn được coi là một tiêu chí "đặc cách” vì nhiều xã không phải xây dựng chợ.


Trên địa bàn xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có chợ Chùa Hang với diện tích 3.963 m2 nhưng đã xuống cấp. Cuối năm 2016, xã thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp chợ đạt tiêu chuẩn với tổng mức đầu tư 2, 5 tỷ đồng, trong đó, nguồn chương trình xây dựng NTM trên 1, 6 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp trên 800 triệu đồng. Đến nay, công trình chợ Chùa Hang đã hoàn thành với đầy đủ hạng mục theo quy định như các dãy gian bán hàng có lợp mái tôn, nhà điều hành của ban quản lý chợ, khu vệ sinh, nhà để xe... thu hút các hộ tiểu thương vào kinh doanh và tạo thói quen cho người dân khi đến chợ mua bán hàng hoá. Xã cũng xây dựng được quy chế quản lý chợ và thực hiện theo quy định. Việc hoàn thành tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cùng với các tiêu chí khác đã góp phần đưa xã Yên Trị được công nhận xã đạt chuẩn NTM. 

 


Chợ Chùa Hang, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) được đầu tư, nâng cấp đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hoá của nhân dân trên địa bàn.

 

Ngay từ giai đoạn đầu, tỉnh ta luôn chú trọng xây dựng tiêu chí chợ bên cạnh các tiêu chí NTM khác. Yếu tố quan trọng trong quy hoạch chợ gắn với quy hoạch chung của địa phương, tránh tình trạng chợ xây xong bỏ hoang, không sử dụng được. Tính tới thời điểm hiện tại đã có 146 xã đạt tiêu chí số 7 theo quy định của Chính phủ. Do chợ là nhu cầu thiết yếu trong phát triển KT -XH của địa phương, việc nhân dân đóng góp cùng Nhà nước và các nguồn lực khác xây dựng chợ được huy động khá hiệu quả. Tổng nguồn vốn đầu tư cho nâng cấp, cải tạo chợ đạt chuẩn và xây mới hạ tầng chợ NTM ở các xã trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2011 - 2016) khoảng trên 100 tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dân đã nhiệt tình trong việc đóng góp cùng xây mới chợ, nâng cấp chợ cũ đạt chuẩn. Năm 2017, kinh phí dành cho các xã thực hiện tiêu chí số 7 là 3, 8 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

 Không chỉ xây dựng chợ mới, nâng cấp chợ cũ, tỉnh tích cực thực hiện chuyển đổi công tác quản lý từ tổ quản lý chợ thuộc UBND xã sang mô hình HTX quản lý chợ, trong đó, ưu tiên xã viên là các hộ kinh doanh tại chợ, hiện đã đi vào hoạt động khá ổn định. Nhiều địa phương tiếp tục thực hiện việc xã hội hóa hoạt động quản lý chợ thay cho mô hình Nhà nước quản lý chợ như truyền thống. Tuy nhiên, theo Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh, do nguồn vốn Trung ương và địa phương đầu tư cho chợ nông thôn còn hạn chế và chỉ đầu tư cho một số hạng mục công trình nên xây dựng chợ còn nhiều khó khăn. Việc xã hội hóa đầu tư chợ nông thôn còn hạn chế do đầu tư vào các chợ nông thôn vùng sâu, vùng xa khó có khả năng thu hồi vốn.

 Theo hướng dẫn của Sở Công Thương, các địa phương nằm trong quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ mới phải xây dựng chợ. Các địa phương còn lại cải tạo, sắp xếp lại hệ thống chợ sẵn có trên địa bàn để phục vụ người dân giao thương. Theo đó, toàn tỉnh có 70 chợ nông thôn cần đầu tư xây mới, đến nay đã xây dựng được 37 chợ. Do đó, các địa phương cần chú ý vệ sinh chợ sạch sẽ, sắp xếp các khu bán hàng đảm bảo VSATTP. Đặc biệt là hệ thống phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.

 


                                                                                             Đinh Thắng

 

Theo Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 về bộ tiêu chí xây dựng NTM, không yêu cầu mỗi xã phải có 1 chợ. Theo đó, các xã gần trung tâm, các xã gần những chợ lớn, không có nhu cầu xây thêm chợ có thể được miễn giảm tiêu chí số 7. Chợ NTM phù hợp với quy hoạch của huyện và phù hợp với nhu cầu thực tế của cư dân địa phương. Chợ cần đạt các tiêu chuẩn cơ bản như: diện tích đất xây dựng chợ phải từ 3.000 m2 trở lên; diện tích nhà chợ chính tối đa hơn 40%; diện tích mua bán ngoài trời tối thiểu 25% và diện tích sân, cây xanh ít nhất 10%. Mỗi chợ nông thôn phải có các khu kinh doanh theo ngành hàng gồm nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác...

 


 


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hướng tới việc giữ gìn, khai thác thủy sản bền vững

(HBĐT) - "Ngay sau khi được tổ công tác Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) trong lĩnh vực thủy sản, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) giảm hẳn. Không còn tình trạng hàng chục chiếc thuyền dàn hàng, ngang nhiên dùng xung điện để đánh bắt cá trái phép như trước nữa”, đồng chí Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu- vụ mùa và vụ đông năm 2017

(HBĐT) - Sáng 23/5, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị trực tuyến của UBND tỉnh với các huyện, thành phố đánh giá kết quả sản xuất vụ đông xuân 2016-2017; triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu-vụ mùa và vụ đông năm 2017.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Xác định rõ trách nhiệm, khắc phục những yếu kém, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp

(HBĐT) - LTS: Vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của tỉnh Hòa Bình đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố, so với năm 2015 tụt 6 bậc. Đây là điều bất lợi cho tỉnh Hòa Bình trong việc kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Nếu không có cơ chế, chính sách để cải thiện thì nguy cơ PCI năm 2017 của tỉnh rơi vào nhóm dưới trung bình là điều rất dễ xảy ra.

Xã Hiền Lương năng động để thoát nghèo

(HBĐT) - Không có nhiều dịp được đến với xã Hiền Lương (Đà Bắc) nên mỗi lần ghé qua đây tôi đều nhấn nhá để tìm về cuộc sống của người dân. Năng động, sáng tạo và bền bỉ đó là cảm nhận không chỉ của riêng tôi đối với đội ngũ lãnh đạo xã - những người giữ vai trò mở hướng cho dân thoát nghèo.

Chuẩn bị hành trang xây dựng huyện Lương Sơn trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) - Lời dạy của Bác Hồ năm xưa khi thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa thuộc Liên đoàn sản xuất Cửu Long của cán bộ miền Nam tập kết đóng ở xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn vẫn in đậm trong ký ức và trở thành động lực tinh thần lớn lao để cán bộ và nhân dân huyện Lương Sơn phát huy truyền thống quê hương anh hùng, nỗ lực phấn đấu trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn sớm trở thành đô thị loại IV, là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh và trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Khó đòi lại tiền đầu tư khi kinh doanh đa cấp biến tướng

Theo thống kê của Bộ Công thương, trong ba năm trở lại đây có khoảng 40 doanh nghiệp (DN) kinh doanh đa cấp (KDĐC) bị rút giấy phép hoạt động. Dù đã có quy định sau khi dừng hoạt động 90 ngày, các DN này phải giải quyết quyền lợi cho toàn bộ người tham gia vào hệ thống. Tuy nhiên, góp tiền vào đa cấp thì dễ, nhưng thực tế để rút được tiền ra khi DN dừng hoạt động không hề đơn giản. Không ít DN đột ngột đóng cửa, cắt đứt mọi liên lạc, khiến nhiều người không biết đòi tiền ở đâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục