(HBĐT) - Trong 2 ngày (5 – 6/6), Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới đã tới thăm và làm việc với Ban quản lý Dự án giảm nghèo tỉnh.
Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới
thăm thực địa hoạt động nuôi ong mật xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy).
Dành nhiều thời gian cho việc
giám sát thực địa, đoàn công tác đã đến thăm, nắm bắt tình hình thực hiện Dự án,
tìm hiểu cuộc sống của người dân sau triển khai các tiểu hợp phần 1.1 và 1.2 về
hỗ trợ sinh kế bền vững tại 4 xã vùng nghèo thuộc 2 huyện gồm Tự Do, Ngọc Sơn
(Lạc Sơn) và Bảo Hiệu, Lạc Lương (Yên Thủy). Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe báo
cáo đánh giá tiến độ Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 khoản vay bổ sung 2015 –
2018 tại tỉnh ta được thực hiện tại 42
xã thuộc 5 huyện (Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thủy) với tổng mức
vốn đầu tư đã phê duyệt gần 316 tỷ đồng. Năm 2016, 2017, Dự án Giảm nghèo tỉnh
được phê duyệt 2.152 tiểu dự án/hoạt động. Đến nay, các tiểu dự án hoạt động hợp
phần phát triển kinh tế huyện của năm 2016 đã cơ bản hoàn thành. Đối với tiểu
hợp phần 1.2 về đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến
kinh doanh, lũy kế từ đầu giai đoạn bổ sung đến nay thực hiện 12 liên kết. Các
liên kết đã được chấp thuận cơ bản đảm bảo tiến độ, đa số đã có sản phẩm thu
hoạch và bước sang chu kỳ tiếp theo. Các hoạt động sinh kế thuộc kế hoạch năm
2016 cơ bản theo kế hoạch và đề xuất dự toán, tổng số tiểu dự án sinh kế được
phân bổ vốn và hoàn thành là 649/649 tiểu dự án…
Đoàn công tác đánh giá Dự án Giảm
nghèo giai đoạn II tại 5 huyện có sự đa dạng hóa về các hoạt động, tiến bộ trong việc tổ chức thực
hiện. Tuy nhiên cần lưu ý đến phân bổ vốn, tiến độ giải ngân bởi chỉ còn 1 năm
nữa sẽ đóng Dự án. Đối với kết quả hoạt động của Dự án cần phân tích sâu hơn,
đưa ra những con số cụ thể cho thấy tác động của Dự án đối với vùng hưởng lợi…
Bùi Minh
(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Hội Nông dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đã tích cực tuyên truyền, vận động và định hướng cho hội viên nông dân đưa những giống cây, con mới vào trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hội triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng góp phần cùng xã thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Năm nay, người trồng vải thiều ở khu Hà Đông, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương sớm được mùa, được giá, thu nhập tăng gấp đôi so với mùa vải năm trước và xác lập "kỷ lục” về doanh thu.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN&PTNT, vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh cấy được 15.767 ha, đạt 100,8% kế hoạch. 100% diện tích trổ bông. Hiện, lúa bắt đầu chín rộ, nông dân các huyện, thành phố đang tập trung thu hoạch. Toàn tỉnh đã gặt trên 6.500 ha, đạt hơn 40% diện tích, tăng hơn 4.400 ha so với cùng kỳ. Riêng huyện Lương Sơn đã gặt hơn 1.700 ha, Lạc Thủy gần 1.400 ha, Kỳ Sơn gần 800 ha, Lạc Sơn trên 600 ha, Mai Châu trên 500 ha…
(HBĐT) - Trong 5 tháng đầu năm, Sở TN&MT đã báo cáo và đề xuất UBND tỉnh về các nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai cho 64 tổ chức, cá nhân; thẩm định nhu cầu sử dụng đất cho 41 tổ chức; thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cho 10 tổ chức, diện tích 79,65 ha; thu hồi và cho 14 tổ chức thuê đất, diện tích 91,97 ha; thu hồi và giao đất cho 7 tổ chức, diện tích 91,07 ha; điều chỉnh diện tích thuê đất cho 1 tổ chức, diện tích 0,05 ha; chuyển mục đích sử dụng đất cho 1 tổ chức, diện tích 9,03 ha.
(HBĐT) - Trái ngược với không khí vui ngày mùa thôn quê, vụ này, nông dân xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) bồn chồn vì vụ sản xuất thất bát, lúa bạc, lá khô, hạt lép. ông Bùi Văn Chính, xóm Rậm than thở: Lâu nay, bà con thường mua giống BC 15 ở trung tâm huyện, năng suất tốt, hạt dẻo, thơm lại bán được giá. Vụ này lúa cũng phát triển tốt, lá xanh, trổ cờ, đơm đòng, có bông nhưng hạt lại lép. Xóm có khoảng 90 hộ dân, hầu hết các hộ cấy giống BC 15 năng suất đều kém, có nhà bị mất 2 sào, có nhà tới 5-6 sào.
(HBĐT) - Sản phẩm nông, lâm, thủy sản hầu hết phục vụ nhu cầu ăn uống của con người và tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVS TP) do dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y, hóa chất và chất bảo quản vẫn diễn ra khá phổ biến và đáng lo ngại. Trước thực trạng trên, ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch hành động quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể nhằm siết chặt vấn đề nhức nhối này.