(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Hội Nông dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đã tích cực tuyên truyền, vận động và định hướng cho hội viên nông dân đưa những giống cây, con mới vào trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hội triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng góp phần cùng xã thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.


Hội viên nông dân xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) tích cực chuyển đổi sang trồng các loại rau, đậu có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập.

 Ông Quách Nghinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Hội Nông dân xã Hương Nhượng có 773 hội viên, sinh hoạt ở 8 chi hội và 21 tổ hội. Hàng năm, Hội đã tổ chức phát động phong trào thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng đến các chi hội và hội viên; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao. Hội đã phát động đến toàn thể cán bộ, hội viên đẩy mạnh thi đua lao động SX-KD, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây, con có giá trị hàng hoá vào nuôi, trồng như mía tím, mía nguyên liệu, cây có múi, chăn nuôi gà thả vườn, gà đồi, trâu, bò và lợn..., nhiều hộ đã có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm. Hiện toàn xã phát triển được trên 60 ha cây có múi tiêu biểu như hộ các ông: Bùi Văn Quê, xóm Bưng trồng 3 ha cam; Quách Văn Nun, xóm Bưng trồng 2 ha cam... Chăn nuôi lợn, gà, dịch vụ buôn bán nhỏ tập trung ở xóm Chum, phố Chum; phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê ở xóm Biu, Vín Thượng, Vín Hạ, Hương Hoà.

Ngay từ đầu năm, số hội viên đăng ký SXKD giỏi các cấp có 420 hộ đã có 226 hộ đạt hộ SX-KD giỏi các cấp, trong đó, cấp xã 184 hộ, cấp huyện 53 hộ, cấp tỉnh 23 hộ.

Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tập huấn cho nông dân kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh cho 45 hội viên tại chi hội xóm Chum; phối hợp với Công ty phân bón Lâm Thao tổ chức tập huấn sử dụng phân bón, cách nhận biết phân bón giả, phân bón thật cho 65 hội viên; phối hợp với Trạm BVTV tập huấn hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả trên cây có múi và các loại cây trồng khác... Ngoài ra, Hội hỗ trợ hội viên tiếp cận các nguồn vốn chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đến nay, toàn xã có 242 hộ vay vốn của Ngân hàng NN &PTNT với tổng dư nợ trên 10 tỷ đồng bình quân 41,8 triệu đồng/hộ vay và 560 hộ vay vốn của Ngân hàng CSXH với dư nợ trên 10 tỷ đồng trong đó, dư nợ Hội nông dân nhận uỷ thác đạt trên 3,4 tỷ đồng.

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, hội viên nông dân các chi hội xã còn tích cực tham gia xây dựng NTM, hăng hái đóng góp tiền, ngày công xây dựng một số hạng mục công trình của trường mầm non để phấn đấu đạt chuẩn; tham gia cứng hoá đường GTNT theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay, hệ thống đường GTNT của xã cơ bản được cứng hoá giúp người dân đi lại thuận tiện, góp phần vào phát triển KT-XH.

Ngoài ra, Hội còn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thu hút trên 90% hội viên tham gia, giúp các hội viên và người dân xã nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật để nghiêm túc chấp hành góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự ở xã.

 

                                                                                  Hải Linh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hiệu ứng tích cực từ quản lý an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp


(HBĐT) - Sản phẩm nông, lâm, thủy sản hầu hết phục vụ nhu cầu ăn uống của con người và tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVS TP) do dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc thú y, hóa chất và chất bảo quản vẫn diễn ra khá phổ biến và đáng lo ngại. Trước thực trạng trên, ngành Nông nghiệp đã có kế hoạch hành động quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể nhằm siết chặt vấn đề nhức nhối này.

Xã Yên Thượng chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để xóa nghèo

(HBĐT) - Đường về xã Yên Thượng (Cao Phong) vẫn ngoằn ngoèo, nhiều dốc nhưng đã được nâng cấp, đi lại thuận lợi hơn, đem lại cho xã vùng cao này diện mạo mới. Trên những triền đồi xưa kia là ngô, sắn hay ở những cánh đồng lúa 1 vụ nay được phủ sắc xanh của cam, bưởi và mía. Đó là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân xã Yên Thượng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Để du lịch cộng đồng phát triển bền vững


(HBĐT) - Hòa Bình là một trong những địa phương có loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) hình thành và phát triển sớm, mang lại hiệu quả tích cực, cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động DLCĐ đã phát sinh những yếu tố giảm sức hút đối với du khách, lâu dài nguy cơ bản sắc văn hóa dần mai một. Để DLCĐ trên địa bàn phát triển bền vững cần nâng cao vai trò, năng lực quản lý của chính quyền và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, xây dựng các sản phẩm du lịch trên cơ sở giữ gìn bản sắc, không gian văn hóa của các dân tộc có DLCĐ.

Cựu chiến binh xã Tân Thành giúp nhau phát triển kinh tế


(HBĐT) - Hội CCB xã Tân Thành (Lương Sơn) có 421 hội viên, sinh hoạt tại 9 chi hội. Trong đó, hộ hội viên khá, giàu chiếm 50%, hội viên nghèo chỉ còn 3%. Đây là kết quả của sự nỗ lực, ý chí vươn lên, không cam chịu đói nghèo của mỗi cán bộ, hội viên Hội CCB xã.

Người mở đường cho Nước Ruộng thoát nghèo


(HBĐT) - Phát huy vai trò đi đầu, gương mẫu của người đảng viên, ông Bùi Văn Quyết, Bí thư chi bộ, người uy tín của xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) xứng đáng là người mở đường cho xóm nghèo này từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh để vươn lên làm giàu.

Đa dạng hóa chăn nuôi để tránh rủi ro


(HBĐT) - Quy mô chăn nuôi mở rộng, ngày càng có nhiều hộ dân đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi là một trong những nguyên nhân mất cân đối giữa cung và cầu khiến đầu ra gặp khó khăn. Cùng với các địa phương trong cả nước, người chăn nuôi tỉnh ta đang chịu áp lực của tình trạng sản phẩm làm ra ứ đọng, rớt giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục