(HBĐT) - Bàn về cách làm thế nào để tăng trưởng GDP 6,7% mà không phải khai thác thêm dầu thô, than, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng có 3 vấn đề cần tập trung, đó là kích cầu tiêu dùng, khai thác tiềm năng du lịch và tạo môi trường kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.


 


Theo chuyên gia, chỉ cần kích cầu tiêu dùng thêm 1% chúng ta sẽ có thêm 380 ngàn tỷ, gấp 4 lần khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Ảnh minh họa
Theo chuyên gia, chỉ cần kích cầu tiêu dùng thêm 1% chúng ta sẽ có thêm 380 ngàn tỷ, gấp 4 lần khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Ảnh minh họa.
Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 có chủ đề " Phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững" do Ban kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay 27/6, Ủy viên Bộ chính trị - Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết: Việt Nam xuất khẩu 65% là hàng chế tạo chế biến nhưng phần nhiều là từ khu vực FDI, còn doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, da giày, nông sản với giá trị gia tăng không cao.

 

Theo ông Bình điều này đồng nghĩa tốc độ tăng trưởng hiện nay của Việt Nam là từ nguồn lực bên ngoài chứ chưa phải nội lực thực tại của nền kinh tế. "Chúng ta vẫn thường nhắc tới là nhân công lao động dồi dào, giá rẻ trong bối cảnh giai đoạn dân số vàng chỉ tồn tại ngắn ngủi khoảng 10 năm nữa và sự cạnh tranh ngày một gia tăng từ các quốc gia với chi phí sản xuất thấp hơn”, ông  Bình khẳng định.

Việt Nam hiện đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế mà để tiếp tục tiến bước trở thành một nước có thu nhập cao hơn, cần phải có một sự đột phá trong chính sách. Chúng ta có thể nhìn vào Nhật Bản, các giải pháp chính sách đồng bộ, tập trung phát triển công nghiệp, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và đặc biệt là giáo dục, đã tạo ra giai đoạn "những năm 60 vàng” của nền kinh tế Nhật Bản khi mà GDP tăng gấp đôi chỉ trong 6 năm.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong số 113 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình vào năm 1960, đến nay chỉ có 13 nước vượt thành công 'bẫy thu nhập trung bình' và trở thành những nước có thu nhập cao, tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan…

Lựa chọn của Việt Nam là gì? Chúng ta cần làm gì để giải quyết bài toán phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong trung và dài hạn, giúp Việt Nam trở thành nước tiếp theo thành công vượt bẫy thu nhập trung bình và để sớm đưa Việt Nam trở thành "một con hổ mới” của kinh tế châu Á.

Tăng trưởng 6,7% không cần khai thác thêm dầu thô, than

Theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu sơ bộ 6 tháng cho thấy, kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát (6 tháng bình quân tăng 4,2% so với cùng kỳ); GDP tính toán sơ bộ có khả năng 6 tháng tăng 5,5%-5,7%... Kết quả kinh tế 6 tháng đã cho thấy, kịch bản tăng trưởng bước đầu đã có dấu hiệu tích cực để hướng đến tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017 mà mục tiêu đã được Chính phủ kiên định đeo đuổi.

Cũng theo ông Đông, với quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2017 là hợp lý dù nhiệm vụ khó khăn. Nếu chúng ta vượt qua khó khăn này thì sẽ có động lực niềm tin thời gian tới.

Phát biểu tại diễn đàn này, TS Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chương trình Full Bright đã phân tích và cho thấy với tất cả những diễn biến kinh tế thời gian qua, dự đoán, trong quý 2 /2017, GDP chúng ta sẽ trên 6%; 6 tháng 5,5%-5,7%: tương đương gần năm 2016. Cả năm có thể 6,2%. Nếu quý 3, 4 là 7% 2017 có thể đạt 6,4-6,5%.

"Mục tiêu 6,7% cả năm là khó khăn. Nếu để 6,7% các bộ ngành phải tạo sức ép tăng trưởng. Chúng ta muốn tăng trưởng 6,7% nhưng trong ngắn hạn thì không đạt được. Tôi dự đoán tăng trưởng năm 2017 sẽ ở mức 6,2%- 6,5% là hợp lý”, ông Thành nói.

Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia, nếu chúng ta không đạt tăng trưởng 6,7% thì một số chính sách vĩ mô khác sẽ bị phá vỡ ví như trần nợ công, rồi 'bẫy thu nhập trung bình'. Nếu năm nay không đạt mục tiêu 6.7% sẽ là năm thứ hai không đạt và sẽ phá vỡ các mục tiêu khác.

Về các giải pháp ngắn hạn đưa ra ông Sơn cảnh báo những tiềm ẩn rủi ro ví như khai thác thêm dầu, thêm than sẽ tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, nguy cơ môi trường. Còn giải pháp đầu tư công thấp không giám sát sẽ dẫn đến nợ công cao không đạt mục tiêu tăng trưởng. Về tăng trưởng trong nông nghiệp nếu phát triển cao sẽ xảy ra rủi ro như dư thừa dưa hấu, thịt lợn... Thứ tư đó là sự điều chỉnh của các bạn hàng trên thế giới, những biến động tài chính. Cuối cùng, đó là rủi ro mang tính hành chính, và sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế.

"Những giải pháp này đi kèm với các rủi ro không đồng nghĩa chúng ta bàn lùi, nhưng quan trọng phải nhận diễn ra các rủi ro để quản trị nó”, ông Sơn nhấn mạnh

Ông Sơn đưa ra quan điểm nên đưa ra các kịch bản tăng trưởng, trung bình, tối ưu, thấp. Ví như năm 2017 chúng ta đưa ra kịch bản tốt nhất 6,7% nhưng không thể bằng mọi giá, vì tăng trưởng phụ thuộc vào những yếu tố mang tính dài hạn. Ví như cải cách hành chính, cải cách môi trường kinh doanh; những chỉ tiêu pháp lệnh phải đạt được bằng mọi giá, gắn với trách nhiệm người đứng đầu có liên quan. Đặc biệt, theo ông Sơn, cần củng cố niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân. Hiện đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhưng cần hành động cụ thể, đó chính là giảm chi phí chính thức và không chính thức cho doanh nghiệp.

Có mặt tại Diễn đàn, đại diện các học giả, tổ chức nước ngoài cũng cho rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam xem xét lại các chính sách, tìm cơ hội vào những thị trường, bạn hàng lớn.

Bàn về cách nào để đạt tăng trưởng GDP 6,7% mà không phải khai thác thêm dầu thô, than ảnh hưởng tài nguyên, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng mà có 3 mũi khai thác khác để kích thích tăng trưởng. Theo ông Lực, chỉ cần kích cầu tiêu dùng thêm 1% chúng ta sẽ có thêm 380 ngàn tỷ, gấp 4 lần khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Tiềm năng thứ hai đó là dịch vụ đặc biệt là du lịch, hiện chúng ta chưa khai thác hết. Nếu du lịch tăng trưởng 30% sẽ có thêm 7000-8000 tỷ. Điểm thứ ba đó là môi trường kinh doanh, chúng ta có 61.000 doanh nghiệp; nếu tạo môi trường kinh doanh tốt sẽ tạo rất nhiều việc làm.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, với những trình bày của các diễn giả, chúng ta đã nhìn thấy bức tranh kinh tế của Việt Nam trong những năm qua và có những chính sách để tăng trưởng bền vững; đồng thời nêu những cơ hội khởi sắc kinh tế năm 2017.

                                                                                  Theo báo Tiền Phong

Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong thực hiện tiêu chí y tế trong xây dựng nông thôn mới


(HBĐT) - Huyện Cao Phong hiện có 7 xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Trong những năm qua, công tác y tế cơ sở trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực hiện tiêu chí y tế trong xây dựng NTM.

Sản lượng thuỷ sản đạt 120 tấn


(HBĐT) - Những tháng đầu năm, các cơ quan chuyên môn huyện Mai Châu tiếp tục phối hợp với UBND các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn phát triển nuôi cá lồng và phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại những vùng có điều kiện thuận lợi, duy trì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ổn định.

Doanh số cho vay vốn chính sách trên 455 tỷ đồng


(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, đến hết tháng 5, ngân hàng đã cho 17.689 lượt khách hàng vay số vốn trên 455 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 210,125 triệu USD


(HBĐT) - Trong tháng 5, hoạt động thương mại, dịch vụ trong tỉnh tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.844 tỷ đồng, tăng 2,39% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng đạt 9.154 tỷ đồng, tăng 19,01 % so với cùng kỳ, bằng 41,57% kế hoạch năm.

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà đồi của hợp tác xã Hương Nhượng

(HBĐT) - Hợp tác xã (HTX) nuôi gà đồi Hương Nhượng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn được cấp giấy chứng nhận và đi vào hoạt động từ tháng 11/2016. Ngành nghề chính là nuôi gà đồi với 12 hội viên tham gia. HTX tích cực đưa KH-KT vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường.

Những yếu tố quyết định thắng lợi sản xuất vụ đông - xuân năm 2017


(HBĐT) - Nhờ tập trung chỉ đạo sản xuất bảo đảm khung thời vụ, chủ động lựa chọn cơ cấu giống phù hợp, tích cực thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên lúa và cây trồng cạn, quản lý tốt nguồn nước phục vụ sản xuất và sự cố gắng của người dân, tỉnh ta đã hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục