(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, thời gian qua, qua kiểm tra, đánh giá của các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn cho thấy: Hiện nay, một số vườn cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong đã bị suy tàn. Cây sinh trưởng còi cọc, vàng lá, lá nhỏ, khô cành, rễ tơ kém phát triển, nhiều diện tích bị thối rễ; có sự xuất hiện của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh Greening...

 


Để diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh phát triển bền vững, Sở NN&PTNT đề nghị cần có các giải pháp triệt để trong xử lý nguồn bệnh và cải tạo đất.

Kết quả phân tích cho thấy trên các vườn lấy mẫu đều ghi nhận có bệnh Greening, bệnh Tristeza, nấm Phytophthora, nấm Fusarium, tuyến trùng gây hại với mức độ khác nhau.  Những diện tích vườn cây đã bị suy tàn rất khó để trồng lại chu kỳ mới nếu không có các giải pháp triệt để trong xử lý nguồn bệnh và cải tạo đất.

Để phát triển sản xuất cây có múi trên địa bàn tỉnh một cách bền vững. Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện tốt việc công khai diện tích, địa bàn quy hoạch vùng trồng cây ăn quả có múi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin rộng rãi để người dân và các nhà đầu tư biết về diện tích và địa bàn được quy hoạch để huy động nguồn lực phát triển thành những vùng sản xuất tập trung.

Đối với diện tích trong kế hoạch trồng mới cần bố trí cơ cấu giống phù hợp giữa giống chín sớm, chính vụ và chín muộn nhằm rải vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng sản xuất. Đặc biệt trên diện tích trồng tái canh cần chú trọng việc cải tạo đất và xử lý đất nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại trong đất, đảm bảo đất sạch trước khi trồng mới.

Đối với diện tích trong thời kỳ kinh doanh: Giám sát chặt việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV; tuân thủ các quy định về điều kiện đảm bảo ATTP. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các cơ sở sản xuất đáp ứng các yêu cầu và hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

Chủ động bố trí ngân sách cấp huyện và huy động các nguồn vốn khác để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây có múi.

Chủ động trong công tác điều tra, phát hiện các đối tượng dịch hại, đồng thời bố trí kinh phí lấy mẫu, phân tích đánh giá để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Chủ động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; quản lý tốt những cây đầu dòng đã được công nhận để khai thác nguồn vật liệu nhân giống. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh giống cây có múi không đủ điều kiện; kinh doanh giống không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất cây ăn quả có múi, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Hạn chế tối đa các hoạt động khai thác, sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm, sụt giảm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động SX-KD giống cây ăn quả có múi về trình tự, thủ tục đăng ký công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo quy định hiện hành.

Đẩy mạnh ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGap); ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất cây ăn quả có múi để nâng cao năng xuất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hướng dẫn thực hiện các quy định về SX-KD giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt những trường hợp SX-KD giống, phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc BVTV cấm sử dụng làm ảnh hưởng đến sản xuất. Đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại. Ngoài thị trường chủ lực là Hà Nội cần xúc tiến việc đưa sản phẩm tới các tỉnh, thành phố trọng điểm khác, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan thu hút đầu tư vào các hoạt động sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm quả có múi...


                    P.V


 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 25 dự án

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 25 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 2.229 tỷ đồng, tăng 2 dự án so với cùng kỳ năm 2016 nhưng số vốn giảm 22%.

Giá lợn hơi tăng gấp đôi, người dân không còn để bán

(HBĐT) - Những ngày gần đây, trên thị trường giá lợn hơi tăng gấp đôi, tuy nhiên, sau đợt giảm giá kỷ lục, hầu hết các hộ nuôi lợn đều đã bán tháo, nhiều hộ mổ thịt nên dù giá có tăng hơn nữa, họ cũng không còn lợn để bán…

BCĐ Hội nhập kinh tế quốc tế triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 21/7, BCĐ Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ Hội nhập kinh tế quốc tế chủ trì hội nghị.

Ước tính tổng thiệt hại 2 đợt mưa lũ 74,490 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, bão số 2 trong tháng 6 và tháng 7, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn kéo dài làm ngập úng, sạt lở, ách tắc giao thông và thiệt hại nhiều diện tích hoa màu, công trình giao thông, thủy lợi tại các địa phương.

Đối thoại tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp KCN và nhà đầu tư nước ngoài

(HBĐT) - Sáng 20/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Quang chủ trì điều hành buổi đối thoại của UBND tỉnh với doanh nghiệp KCN, nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Có 72 doanh nghiệp tham dự buổi đối thoại.

Hiệu quả bước đầu thực hiện công trình “Đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Từ tháng 8/2016, Hội LHPN tỉnh phát động phong trào thi đua đặc biệt thực hiện công trình "Đường giao thông nông thôn” tới cán bộ, hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh. Phong trào được phát động tới 100% cán bộ, hội viên (trừ hội viên nghèo) tham gia đóng góp gây quỹ xây dựng đường giao thông chưa được cứng hóa, đi lại khó khăn, thuộc các xã vùng 135 với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục