(HBĐT) - Ban Chỉ đạo dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) huyện Lương Sơn đã đưa 80 nông dân ở xóm Đồng Chúi (xã Tân Vinh) và thôn Đồng Sương (xã Thành Lập) đi thăm quan, học tập kinh nghiệm thực tế mô hình DĐĐT tại huyện Yên Thủy.
Lãnh đạo xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên
Thủy) chia sẻ kinh nghiệm thực hiện dồn điền, đổi thửa cho nông dân huyện Lương
Sơn.
Sau khi đi thực tế mô hình DĐĐT tại xóm Tân
Thành, xã Yên Trị - một trong những nơi đi đầu trong phong trào DĐĐT tại huyện
Yên Thủy, nông dân huyện Lương Sơn đã được lãnh đạo huyện Yên Thủy, xã Yên Trị,
xóm Tân Thành chia sẻ những kết quả, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình
thực hiện DĐĐT tại các địa bàn trong huyện.
Từ năm 2013, huyện Yên Thủy bắt tay vào công cuộc DĐĐT
gắn với việc quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng.
Huyện thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT từ huyện đến xã. Các thôn triển khai họp bàn
dân chủ, công khai.
Qua hơn 4 năm DĐĐT, huyện Yên Thủy đã thực hiện xong
tại 36 xóm thuộc 5 xã với tổng diện tích dồn đổi 1.200 ha. Năm 2017, Yên Thủy tiếp tục thực hiện DĐĐT khoảng 600
ha. Qua đó đã khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi
để áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đối với các xã DĐĐT, việc thực hiện cơ
giới hoá đạt trên 80%. Đây là cơ hội để Yên Thủy xây dựng những cánh đồng mẫu
lớn với cây trồng chủ lực mang tính hàng hoá sản xuất tập trung theo chuỗi liên
kết như: bí xanh, rau an toàn, mía nguyên liệu, cây dược liệu... đem lại thu
nhập cao cho người nông dân.
Việc Lương Sơn tổ chức cho các hộ dân đi thăm quan
thực tế tại huyện Yên Thủy không chỉ giúp người dân hiểu rõ hơn về công tác
DĐĐT mà còn giúp họ thấy được lợi ích, hiệu quả thiết thực của việc DĐĐT mang
lại. Sau đợt đi thăm quan thực tế này, huyện Lương Sơn sẽ tiến hành thí điểm
DĐĐT tại thôn Đồng Sương và xóm Đồng Chúi, sau đó triển khai ra các địa phương
khác trong huyện.
Thanh Hoàn
(VP UBND huyện
Lương Sơn)
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Bôi, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn được giao tăng của đơn vị 33.752 triệu đồng cho 6 chương trình tín dụng.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015, doanh số cho vay từ đầu năm đến nay của NHCSXH tỉnh đạt 12.869 triệu đồng với 496 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 9.949 triệu đồng.
"Giấy phép con” nhiều nhất là Bộ Công Thương, có 27 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý với 1.220 điều kiện kinh doanh. Ít nhất là Bộ Xây dựng cũng có 17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với 106 điều kiện kinh doanh.
(HBĐT) - Ngày 3/8, tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc), Sở Công Thương đã tổ chức lễ khai trương điểm bán hàng cố định "Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là điểm bán đầu tiên trên địa bàn huyện, điểm bán thứ hai trong tỉnh được thực hiện kể từ năm 2016.
(HBĐT) - Dù việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XD NTM) ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đến nay được 6 năm, tuy nhiên xã mới hoàn thành 8 tiêu chí. Để đạt được 11 tiêu chí còn lại, xã vùng cao này đang có nhiều thách thức, trong khi tốc độ phát triển kinh tế của xã còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Hội CCB xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) có 250 hội viên sinh hoạt tại 8 chi hội. Theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân của hội viên CCB đạt 37 triệu đồng /năm, không có hội viên thuộc diện hộ nghèo. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, hội viên Hội CCB trong lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT - XH địa phương.