(HBĐT) - Đúng như dự đoán của nhiều người làm vườn, từ đầu vụ đến nay, giá chanh đào tại các huyện giảm mạnh. Những vườn có khách mua sớm thì bán được giá từ 8.000 -10.000 đồng/kg, sau đó giá giảm dần. Hiện nay, giá tại vườn chỉ được 4.000 - 6.000 đồng/kg chanh đẹp. Nhiều vườn chanh ít chăm sóc không bán được.
Vườn chanh của gia đình ông Đặng Văn Biều, xã
Thống Nhất (TP Hòa Bình) không chăm sóc nên quả xấu, khó bán.
Cách đây 3 năm, chanh đào được giá, trồng và
chăm sóc đơn giản, ông Đặng Văn Biều ở xã Thống Nhất, TP Hòa Bình mua hơn 3.000
cây chanh đào về trồng. Thời điểm đó, nhiều người đua nhau trồng tạo nên "cơn
sốt” cây giống. Có lúc giá cây giống lên hơn 20.000 đồng/cây. Sau khi trồng
được 2 năm cây bắt đầu cho thu hoạch. Vụ chanh năm ngoái, vườn nhà ông cho thu
bói được vài tạ. Do xa đường nên ông chỉ nhờ người quen bán hộ với giá trên
10.000 đồng/kg. Năm nay, số lượng cây cho thu hoạch tăng lên nên vườn của ông
được khoảng 2 tấn quả. Vừa rồi ông gọi
thương lái vào vườn xem chanh để bán nhưng họ đều kêu giá rẻ, chỉ trả 3.000 -
4.000 đồng/kg. Nếu chủ vườn cắt cho họ thì giá 5.000 - 6.000 đồng/kg. Với công
chăm sóc và thu hái như vậy thì người nông dân lỗ nặng.
ông Biều cho biết: Số lượng cây nhà tôi bói và cho thu
hoạch chưa nhiều bởi tôi trồng nhiều đợt. Từ sang năm trở đi mỗi vụ gia đình
tôi thu hàng chục tấn. Nếu giá như này thì không có công chăm sóc. Từ năm ngoái
biết giá chanh sẽ rẻ nên tôi ít chăm sóc. Do ít chăm sóc, năm nay quả chanh nhỏ
hay bị nhện trắng làm rám vỏ nên thương lái chê không mua. Không biết từ giờ
đến cuối vụ có người mua hay không? Với giá chanh như này, cuối vụ tôi định
chặt bỏ hết chanh để ghép cam hoặc bưởi.
Cũng như nhà ông Biều, nhiều gia đình ở Cao Phong và
các huyện Kim Bôi, Tân Lạc khi thấy giá chanh đào được giá đã đầu tư mở rộng
diện tích trồng. Anh Nguyễn Xuân Trường ở xóm Mới, xã Thu Phong (Cao Phong) cho
biết: Cũng như năm ngoái, nhiều thương lái đi xem vườn rồi chê quả nhỏ, quả xấu,
trả giá rẻ như cho. Khi nhiều hàng thì thương lái chê rồi trả rẻ. Nếu tính công
cắt thì người trồng không được là mấy. Không như các loại hoa quả khác, chanh
thu hoạch rất khó bởi nhiều gai. Thuê người đi cắt chanh cũng khó và đòi công
cao. Người cắt quen mỗi ngày được trên dưới 1 tạ. Trả công cắt, người trồng chỉ
còn được 2.000 - 3.000 đồng/kg. Trước tình hình giá chanh rẻ như vậy, nhiều
người tận dụng thu rồi chặt bỏ cây mặc dù đang kỳ trưởng thành cho năng suất
cao. Cuối vụ, tôi cũng chặt tỉa cây để đỡ công chăm sóc và cho cây khác lên.
Theo nhiều người, từ bài học cây chanh đào rút ra được
kinh nghiệm trong việc định hướng sản xuất là không nên chạy theo phong trào.
Không nên trồng những cây mà người tiêu dùng ít sử dụng. Như vậy sẽ bị phụ
thuộc thị trường. Chỉ nên trồng những sản phẩm thông thường mà nhiều người sử
dụng hàng ngày. Nếu sản lượng nhiều có thể bán được với giá rẻ hơn một chút thì
vẫn có công.
Việt Lâm
Bùi Văn Cửu, Phó
Chủ tịch TT UBND tỉnh,Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh.
(HBĐT) - Chi nhánh NHCSXH tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh. Trải qua 15 năm phát triển, NHCSXH tỉnh luôn nỗ lực hoàn thành vai trò là một trong những công cụ "đòn bẩy” kinh tế của Nhà nước, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống và nâng cao thu nhập.
(HBĐT) - LTS: Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, 15 năm qua, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, tạo đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Phóng viên Báo Hoà Bình đã có bài phỏng vấn đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh.
(HBĐT) - Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lạc Sơn có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Nguồn vốn của NHCSXH là công cụ hữu hiệu, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong huyện.
(HBĐT) - Dư nợ lớn, không có nợ quá hạn, không lãi tồn và 100% tổ viên có số dư tiết kiệm, luôn đồng hành giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách đẩy mạnh SX-KD, vươn lên thoát nghèo, đó là tiêu chí hoạt động của các tổ TK&VV trên địa bàn huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Năm 2003, từ 2 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 206.175 triệu đồng. Đến nay, NHCSXH tỉnh thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách, đạt 2.665.956 triệu đồng, quy mô tín dụng tăng 13 lần so với năm 2003, với 106.126 hộ đang có quan hệ vay vốn.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 6 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp bao gồm Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, Công ty TNHH MTV Cao Phong, Công ty TNHH MTV Sông Bôi, Công ty CP dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền, Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống ngô sông Bôi.