(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp với lợi thế về đất đai, giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Huyện luôn chú trọng chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm 67,7% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Ngành lâm nghiệp chiếm 16,5% tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; diện tích rừng trồng tăng trung bình 7-8%/năm, tỷ lệ che phủ rừng duy trì 59%. Những năm qua, huyện đã làm tốt công tác trồng rừng, phát triển rừng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tốt 19.100 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên 9.136 ha, rừng trồng 9.964 ha.
Xã Lạc Long (Lạc Thuỷ) phát triển diện tích rừng sản xuất cho thu nhập bình quân
60 triệu đồng/ha.
Hiện,
trên địa bàn huyện Lạc Thủy có Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Lâm trường
Lạc Thủy hoạt động, 1 HTX sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả, hàng năm
chủ động gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng. Diện tích trồng rừng mới hàng
năm trung bình 900 ha (chủ yếu là rừng sản xuất). Huyện quan tâm chỉ đạo phát
triển rừng sản xuất theo phương thức trồng rừng thâm canh, trồng rừng kinh tế
cao, trồng rừng kết hợp trồng dược liệu. Phát triển giống cây lâm nghiệp chủ
yếu là keo tai tượng. Cây keo có ưu điểm nổi trội hơn so với các cây trồng khác
là sống được trên đất bạc màu, đất xói mòn..., đồng thời là nguyên liệu có giá
thu mua ổn định hơn so với cây trồng khác, tạo được niềm tin vững chắc của
người trồng với nhà máy thu mua nên người dân ngày càng gắn bó hơn với cây keo.
Những năm gần đây, gỗ rừng sản xuất keo là sản
phẩm chủ lực của huyện. Bên cạnh đó còn đưa vào trồng một số cây bản địa như:
lát hoa, xà cừ, sưa đỏ, de hương… tập trung tại các xã: An Bình, An Lạc, Đồng
Môn, Hưng Thi… Vì vậy, giá trị của rừng từng bước được nâng cao. Kinh tế rừng
cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập
cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa. Nhiều hộ dân làm giàu
từ rừng.
Với diện tích rừng sản xuất lớn, sản lượng khai
thác hàng năm đạt 90.000 m3 gỗ các loại cộng thêm điều kiện thuận lợi trong
giao thương đường thủy, huyện Lạc Thủy là địa điểm tập kết gỗ nguyên liệu vận
chuyển đi Quảng Ninh, Hải Phòng và một số địa phương lân cận. Để giải quyết vấn
đề đầu ra cho sản phẩm lâm sản, nâng cao giá trị kinh tế rừng, trên địa bàn
huyện hình thành nhiều cơ sở chế biến gỗ, hàng năm, giải quyết việc làm cho gần
400 lao động, thu nhập 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Do đầu ra của sản phẩm thuận
lợi nên người nông dân tích cực trồng, đầu tư thâm canh rừng, nâng cao sản
lượng, trung bình 6 năm/chu kỳ khai thác. Tuy nhiên, việc kinh doanh rừng chủ
yếu là gỗ nguyên liệu, cây keo là chính, sản lượng, giá trị trên một đơn vị
diện tích thấp, tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT
huyện Lạc Thuỷ cho biết: Giai đoạn 2017 - 2020, huyện Lạc Thuỷ phấn đấu tốc độ
tăng giá trị sản xuất đạt 9%/năm, chiếm 17,5% trong tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản. Giữ ổn định diện tích trồng rừng đạt 900 ha/năm, tỷ lệ che
phủ rừng duy trì 57%. Làm tốt công tác trồng rừng, thực hiện tốt các mô hình trồng
rừng kinh tế cao. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển
lâm nghiệp đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sang
khai thác gỗ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến gỗ; kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng để tăng thu nhập. Mục tiêu
đến năm 2020, diện tích rừng trồng kinh tế cao kết hợp trồng cây dược liệu dưới
tán đạt trên 200 ha, thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, quản lý, sử
dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế diện tích kém hiệu quả bằng
rừng trồng có năng suất cao; khuyến khích đầu tư rừng trồng theo hướng thâm
canh, điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo
hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục đích, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người
làm nghề rừng. Tăng cường năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh
học, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác xã hội hoá, đa dạng các
hoạt động lâm nghiệp góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn, giữ vững AN-QP.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, trời rét đậm kéo dài kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao khiến chị Nguyễn Thị Tuyết (tổ 6, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình) thấp thỏm lo lắng cho diện tích rau vụ đông của gia đình trồng ở bãi ven sông Đà. Cũng như các hộ trồng rau màu khác trong khu vực, gia đình chị đang tích cực áp dụng các biện pháp chống rét để bảo vệ thành quả lao động của mình.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, năm 2017, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp theo giá so sánh năm 2010 đạt 678,3 tỷ đồng, vượt 3,7% so với cùng kỳ; theo giá hiện hành đạt 1.221 tỷ đồng, chiếm 10,3% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản. Các địa phương đã chú trọng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn và cây bản địa, tăng cường trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
(HBĐT) - Hòa Bình được ủy ban Dân tộc đánh giá là một trong những tỉnh có mô hình giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn rất tốt. Về cơ sở vật chất tuy giúp đỡ chưa được nhiều nhưng về trách nhiệm là rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị và cấp ủy, chính quyền, nhân dân các xã đặc biệt khó khăn. Các sở, ngành, đơn vị đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn được phân công, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, bảo đảm QP-AN, triển khai nhiều hoạt động tập huấn, chuyển giao KH-KT, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình khó khăn.
Chiều 24-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 16 (Tembin). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư; đầu cầu các địa phương đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ.
(HBĐT) - Ngày 23/12, Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 4 tổ chức buổi lễ khai trương showroom Mobifone Hoà Bình tại số 131, đường Lê Thánh Tông, tổ 5, phường Tân Thịnh (TP.Hoà Bình). Tới dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; đại diện các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Chiều ngày 22/12, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 40 thửa đất tại khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình).