(HBĐT) - Những năm qua, hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội huyện Yên Thuỷ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Qua 15 năm nhận uỷ thác, các chương trình tín dụng chính sách do Hội CCB huyện quản lý đã phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống hội viên CCB.


Hộ ông Bùi Văn Lu, xóm Đồi, xã Đa Phúc có 7 khẩu. Trước năm 2006 là hộ nghèo của xã. Có những thời điểm gia đình phải chạy ăn từng bữa, nhà ở dột nát. Năm 2008, được tiếp cận vốn NHCSXH vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo, gia đình ông đầu tư sản xuất nông nghiệp. Từ đó, cuộc sống dần ổn định, có điều kiện đầu tư thâm canh, kết hợp nuôi trâu, lợn bản địa, gà thả đồi, tăng thu nhập gia đình. Đến năm 2010, gia đình trả hết nợ cũ và năm 2011 gia đình được vay mới 20 triệu đồng đầu tư làm nghề mộc cho thu nhập ổn định. Hiện nay, gia đình còn hỗ trợ, giúp đỡ 5 hộ nghèo trong xóm phát triển sản xuất và tạo việc làm ổn định cho 3 lao động.


Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH, CCB xã Yên Lạc (Yên Thủy) đầu tư phát triển nghề mộc, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Năm 2004, hộ ông Bùi Văn Hoa, xóm ót, xã Yên Lạc được vay 10 triệu đồng từ NHCSXH đầu tư nuôi trâu. Năm 2008, ông trả hết nợ. Đến năm 2009, gia đình ông được vay tiếp 10 triệu đồng đầu tư mua máy tuốt lúa làm dịch vụ. Có thu nhập ổn định, gia đình tiếp tục đầu tư mua máy tẽ ngô, máy cày phục vụ sản xuất và làm dịch vụ cho nhân dân trong xóm. Ngoài ra, gia đình ông còn được vay vốn HS-SV nuôi 2 con học xong đại học. Năm 2016, gia đình ông Hoa được UBND xã tặng giấy khen và tuyên dương là gia đình tiêu biểu.

ông Lu và ông Hoa là 2 trong hàng ngàn hộ CCB huyện Yên Thuỷ sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác uỷ thác cho vay, các cấp hội CCB luôn sát cánh cùng NHCSXH huyện thực hiện nhiều giải pháp để hội viên nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhanh nhất. Các cấp hội cơ sở tích cực tham gia cùng chính quyền, các đoàn thể xác định hộ nghèo, có đủ điều kiện vay vốn, xác định đối tượng vay vốn theo từng chương trình của NHCSXH. Việc bình xét vay vốn đều đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình, công khai, dân chủ. Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách mới về tín dụng ưu đãi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn lồng ghép với các nội dung sinh hoạt hội.

Đồng thời, Hội phối hợp với NHCSXH giải ngân đúng đối tượng, trực tiếp thu lãi hàng tháng, đôn đốc hội viên trả vốn khi đến hạn. Nhiều trường hợp hội viên vay vốn gặp rủi ro, Hội đã vận động mọi thành viên trong tổ TK&VV giúp đỡ để trả vốn, lãi. Những trường hợp có biểu hiệu chây ỳ, khó đòi, cán bộ hội đã kiên trì vận động đảm bảo thu nợ đúng hạn. Để giúp hộ nghèo sử dụng đồng vốn có hiệu quả, các cấp hội CCB trong huyện coi trọng hướng dẫn các hội viên vay vốn kỹ thuật sản xuất, kiến thức kinh doanh.

Dư nợ nhận uỷ thác của Hội CCB huyện quản lý trong 15 năm qua liên tục tăng cả về khối lượng thị phần tín dụng và số lượng các chương trình tín dụng. Đến nay, Hội CCB huyện quản lý 54 tổ TK&VV với 2.241 hội viên, có dư nợ 53,216 triệu đồng. Nợ quá hạn chiếm 0,11% tổng dư nợ. Cả hội có 2 đơn vị có dư nợ trên 10 tỷ đồng là xã Bảo Hiệu và Lạc Lương; 2 đơn vị có dư nợ trên 5 tỷ đồng; 7 đơn vị có dư nợ từ 1-5 tỷ đồng và 2 đơn vị có dư nợ dưới 1 tỷ đồng; 10/13 cơ sở hội không có nợ quá hạn.

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, trong 15 năm qua đã giúp 951 hộ vươn lên thoát nghèo và 462 hộ thoát cận nghèo. Nguồn vốn đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động; xây dựng công trình NS&VSMT; hàng trăm ngôi nhà của người nghèo được xây dựng khang trang...

Có thể nói, qua 15 năm thực hiện hoạt động uỷ thác cho vay từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện đã góp phần tích cực phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Thủy.

Hải Linh

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục