Sản xuất rau hữu cơ tại Công ty Ðầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco. Theo đánh
giá của các nhà chuyên môn, Việt
Theo báo
cáo của Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cả nước
mới có vài chục cơ sở trồng trọt hữu cơ ở 15 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Quảng
Trị, Hòa Bình, Bến Tre, Quảng Ninh, Cà Mau, Lâm Ðồng, Hà Nội, Hà Nam, Quảng
Bình, Quảng Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Giang, Trà Vinh…) với tổng diện
tích khoảng bốn nghìn héc-ta. Các cây chủ yếu là dừa, chè, lúa và rau. Trong số
đó, Bến Tre có diện tích trồng trọt hữu cơ nhiều nhất với hơn ba nghìn héc-ta,
chủ yếu là dừa. Các mô hình chăn nuôi khá hiệu quả như nuôi cá ba sa hữu cơ tại
An Giang, nuôi tôm sinh thái ở rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ
khoảng 10 nghìn héc-ta xuất khẩu sang EU.
Mặc dù vậy
đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt
Phó Chủ
tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Lê Quốc Phong cho rằng, các doanh
nghiệp đi đầu về sản xuất sản phẩm hữu cơ hiện nay chưa nhận được bất kỳ sự hỗ
trợ nào từ Nhà nước và chính quyền địa phương. Sự khuyến khích, hỗ trợ mới chỉ
dừng ở lời nói mà chưa có hành động cụ thể, thiết thực. Sản xuất nông nghiệp
hữu cơ đang đứng trước thách thức về thu nhập của người sản xuất, sự phức tạp
về quá trình sản xuất và giám sát. Hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển
đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng
minh, thị trường tiêu thụ không được cam kết. Hơn nữa, quy trình sản xuất lại
khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu
về chất lượng nên chi phí sản xuất cao.
Do vậy,
Chính phủ cần có định hướng quy hoạch vùng với các sản phẩm ưu tiên, có cơ chế
giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp cho mỗi đối tượng sản xuất. Nhà nước cần
có chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm hữu cơ,
tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đối tượng để sản xuất và kinh doanh
nông nghiệp hữu cơ ổn định, bền vững.
TheoNhandan
|
|