(HBĐT) - Trong những năm gần đây, trên cơ sở xác định vai trò của ngành nông nghiệp, huyện Lạc Thủy đã phát huy mọi nguồn lực chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, các loại cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao được lựa chọn trồng thay thế như rau và cây ăn quả, đặc biệt là cây có múi đã phát huy lợi thế.


Bên cạnh đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu cùng sự ủng hộ của các cấp, ngành, huyện Lạc Thủy từng bước phát triển trồng cây dược liệu. Từ năm 2015, huyện triển khai dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh "Trồng thử nghiệm một số loại dược liệu tại huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình” trên diện tích 5.400 m2 tại thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa với 10 loại cây dược liệu gồm: hồng sâm, đẳng sâm, đương quy, đinh lăng, xạ đen, hoài sơn, huyết đằng, hà thủ ô, ba kích tím và đơn lá đỏ. Đây là hướng đi mới nhằm tìm ra loài cây dược liệu có khả năng sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu địa phương, giúp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả thu nhập trên một diện tích canh tác; từng bước tạo vùng nguyên liệu, dược liệu phục vụ đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, kết quả bước đầu có 7/10 loài cây dược liệu được đánh giá là thích nghi với điều kiện tự nhiên tại vùng trồng, cây sinh trưởng, phát triển tốt đó là: đinh lăng, xạ đen, hoài sơn, huyết đằng, hà thủ ô, ba kích tím và đơn lá đỏ. Tỷ lệ sống trung bình đạt từ 78% trở lên. Đánh giá phân tích biệt dược, 7 loại cây dược liệu trồng trên địa bàn xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy đều được Viện dược liệu đánh giá đạt tiêu chuẩn.

Cây đinh lăng năng suất tươi ước đạt 19, 84 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 5, 95 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt trên 642, 8 triệu đồng/ha. Cây hoài sơn năng suất tươi ước đạt 22, 55 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 5, 86 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt 498, 3 triệu đồng/ha. Cây xạ đen năng suất tươi ước đạt 21, 85 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 5, 03 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt 226, 1 triệu đồng/ha. Cây ba kích tím năng suất tươi ước đạt 31, 93 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 9, 58 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt trên 1, 2 tỷ đồng/ha. Cây huyết đằng năng suất tươi ước đạt 18, 79 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 8, 83 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt trên 326, 7 triệu đồng/ha. Cây hà thủ ô đỏ năng suất tươi ước đạt 11, 44 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 5, 72 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt trên 589, 1 triệu đồng/ha. Cây đơn lá đỏ năng suất tươi ước đạt 45, 98 tấn/ha, năng suất khô ước đạt 9, 2 tấn/ha, giá trị sản lượng ước đạt trên 386, 2 triệu đồng/ha.

So sánh với trồng lúa, ngô (lợi nhuận trung bình 40 triệu đồng /ha/năm) thì trồng cây dược liệu có giá trị trung bình gấp gần 3 lần /năm.

Theo các hộ dân tham gia mô hình, đây là mô hình mới nên ban đầu trồng cũng gặp khó khăn trong khâu trồng và chăm sóc. Tuy nhiên được sự hướng dẫn tận tình về cách trồng và chăm sóc của cán bộ kỹ thuật nên mô hình trồng cây dược liệu phát triển tương đối tốt, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến thời điểm này có thể khẳng định, mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Lạc Thủy bước đầu đã thành công. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các hộ tham gia thực hiện mô hình chăm sóc các cây trồng dược liệu cho tới khi được thu hoạch; tiến tới nhân rộng diện tích trồng trên địa bàn huyện.

Mô hình trồng cây dược liệu hiện còn mới đối với người dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Mô hình này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt y dược. Với việc trồng thử nghiệm thành công các cây dược liệu sẽ giúp nông dân trên địa bàn huyện tiếp cận với các cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập đời sống.

                                Ngọ Đình Tâm (Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy)

 


Các tin khác


Tăng thuế bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững

Theo TS Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), việc điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường theo đề xuất của Bộ Tài chính (từ ngày 1/7/2018) đối với các mặt hàng xăng dầu cần phải tăng lên kịch khung nhằm hoàn thiện chính sách tài chính, hướng tới phát triển bền vững và cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Nhân rộng mô hình liên kết tiêu thụ nông sản

(HBĐT) - Khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, mô hình liên kết tiêu thụ nông sản xuất hiện trong vài năm gần đây là xu hướng tất yếu nông nghiệp của tỉnh đang hướng tới, giúp xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị.

Cải tạo trên 500 ha vườn tạp

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp kém hiệu quả để trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thủy đã tích cực vận động người dân và thu được kết quả bước đầu khá tích cực. Đến nay, toàn huyện đã cải tạo được trên 500 ha vườn tạp, tập trung nhiều nhất tại địa bàn các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Yên Lạc, Bảo Hiệu, thị trấn Hàng Trạm...

Sau măng đến miến dong Kim Bôi chinh phục thị trường

(HBĐT) - Sau sản phẩm măng Kim Bôi có thương hiệu riêng vững chắc trên thị trường, mới đây, Công ty CP Nông, lâm sản Kim Bôi tiếp tục thành công với sản phẩm miến dong Kim Bôi - một sản phẩm nông nghệp mới có chất lượng tốt, đáp ứng và tiếp cận với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

Quý I, tình hình KT-XH ổn định, tăng trưởng GRDP đạt 8,1%

(HBĐT) - Đó là thông tin được Văn phòng UBND tỉnh đưa ra tại buổi họp báo chiều 30/3 về tình hình KT-XH quý I năm 2018. Họp báo có sự tham gia của lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành hữu quan, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn.

Huyện Kỳ Sơn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Mấy năm nay, môi trường kinh doanh, diện mạo kinh tế của huyện Kỳ Sơn có chuyển biến rõ rệt. Nhiều nhà đầu tư nghiên cứu và triển khai dự án. Nhiều dự án mở rộng sản xuất, kinh doanh đang đóng góp tích cực cho chuyển dịch kinh tế bền vững trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục