(HBĐT) - Công trình cầu Hòa Bình 3 được khởi công vào năm 2016. Công trình có ý nghĩa quan trọng, giảm tải lực cho cầu Hòa Bình 1 hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong tương lai. UBND thành phố Hòa Bình đang đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), nguồn vốn, tập trung chỉ đạo nhà thầu thi công, đặt mục tiêu đến tháng 7/2018 hợp long công trình cầu Hòa Bình 3.


Nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Hòa Bình 3.

 

Theo báo cáo của UBND thành phố Hòa Bình: Công trình cầu Hòa Bình 3 và đường dẫn có tổng diện tích thu hồi 41.721,1m2 (bờ trái sông Đà 19.988,4 m2, bờ phải sông Đà 21.732,7 m2). Có 73 hộ và 5 đơn vị bị ảnh hưởng. 40 hộ thuộc diện tái định cư. Đối với các hộ thuộc diện tái định cư đã tiến hành kiểm kê và niêm yết phương án giá trị đền bù GPMB là 18,8 tỷ (một số hộ chưa đồng ý phương án do giá đền bù đất và tài sản thấp). Tổng chi phí dự kiến đền bù GPMB khoảng 24,454 tỷ đồng. Về tiến độ GPMB chậm là do có sự điều chỉnh đơn vị thuê đất ở bãi đúc dầm, xã Trung Minh (giữa Công ty kinh doanh than Hà Nội và Công ty cổ phần kinh doanh than miền Bắc Vinacomin theo Quyết định số 2537/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh) nên mất thời gian liên hệ, thực hiện lại thủ tục thu hồi đất.

Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện tái định cư đã cơ bản xong. Còn một số hộ chưa đồng ý vì đơn giá bồi thường thấp. Một số hộ dân trong diện tái định cư chưa có tái định cư. UBND thành phố đang triển khai giới thiệu tại thực địa các khu đất khu tái định cư trên địa bàn thành phố (kích thước lô đất, giá đất dự kiến, các hỗ trợ trong công tác định cư theo quy định...) cho 15 hộ thuộc diện tái định cư tại xã Trung Minh, hoàn thành trước 15/4/2018. Đồng thời phê duyệt phương án đền bù cho 6 hộ dân (không thuộc diện tái định cư), trước ngày 16/4/2018. UBND thành phố đã kiến nghị ngành chức năng và UBND tỉnh sớm thẩm định và điều chỉnh giá đất tại một số vị trí thuộc phố Ngọc, xã Trung Minh và tổ 14, phường Thịnh Lang; đề xuất mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại gửi UBND tỉnh đối với chi phí đầu tư vào đất còn lại của Công ty TNHH Hà Giang.

ông Phạm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình cho biết: Công trình cầu Hòa Bình 3 rất khó khăn về nguồn vốn. Tuy nhiên, UBND TP Hòa Bình đang động viên, chỉ đạo nhà thầu tập trung huy động nhân lực, máy móc thi công, phấn đấu hợp lòng cầu vào tháng 7 - 2018. Đến nay, khối lượng thi công phần cầu ước đạt khoảng 112 tỷ đồng/ 322 tỷ đồng (giá trị dự toán phần cầu). Trong đó đã giải ngân thi công cầu đạt 66,9 tỷ đồng. Các hạng mục chủ yếu như P4, P5, P3 so với tiến độ đề ra chậm từ 20-60 ngày.

Theo chỉ đạo của UBND thành phố, nhà thầu đang huy động tối đa nhân lực triển khai 4 mũi thi công, làm 3 ca liên tục, đặt kế hoạch cụ thể như sau: Đối với phần cầu chính trụ P4, P5: thi công xong thân trụ trong tháng 4/2018; trụ P2, P3, P6 xong trong tháng 5/2018. Khối K0 đỉnh trụ trong tháng 5,6/2018. Khối dầm đúc hẫng trong tháng 7,8,9/2018. Đối với phần cầu dẫn - Thi công đúc dầm bờ Thịnh Lang: thi công bãi đúc, bệ đúc dầm vào tháng 4/2018. Công tác đúc dầm vào tháng 5, 6, 7/2018. Giá trị sản lượng thực hiện trong năm 2018 dự kiến 274,5 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn để hoàn thành công trình năm 2018 là 295 tỷ đồng. Trong khi đó kế hoạch vốn IDA của chương trình cho cả giải đoạn 2018-2020 là 21 tỷ đồng. Để có cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, UBND thành phố đã đề nghị UBND tỉnh tạm ứng ngân sách tỉnh 21 tỷ đồng để chi trả chi phí xây lắp cho nhà thầu theo quy định. UBND thành phố sẽ hoàn trả số tiền tạm ứng ngay sau khi nguồn vốn Trung ương (vốn IDA) được cấp về tài khoản của đơn vị. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh phân bổ cho Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – TP Hòa Bình số tiền 22,29 tỷ đồng (tương đương 10% số tiền Chương trình được phép vay lại theo quy định từ năm 2015 đến năm 2018) từ nguồn cho vay lại của Chính phủ.

 

Công trình Cầu Hòa Bình 3 có điểm đầu kết nối với đường Trương Hán Siêu thuộc địa phận phường Thịnh Lang và điểm cuối nối với quốc lộ 6 thuộc địa phận xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình. Chiều dài phần cầu 535 m với 3 nhịp bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng 16m; phần đường dẫn dài 209 m, nền đường rộng 31 m với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Công trình Cầu Hòa Bình 3 thực hiện mục tiêu kết nối các khu vực dân cư tại bờ trái và bờ phải của sông Đà, cụ thể hóa mục tiêu nâng cấp thành phố Hòa Bình thành đô thị loại II vào năm 2020. Chủ đầu tư là UBND thành phố Hòa Bình. Nhà thầu thi công là liên danh công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính và công ty Hoàng Sơn.

 

 

 

L.C

 

 

Các tin khác


Đất “vàng” không phát huy hiệu quả

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 2 doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá có quản lý, sử dụng diện tích đất phi nông nghiệp tại địa phương gồm: chi nhánh Công ty cổ phần Công nghệ phẩm (CNP) Hòa Bình và chi nhánh Công ty cổ phần Lương thực (CPLT) Hà Sơn Bình. Qua đánh giá, hiện nay, các doanh nghiệp này đều nắm giữ diện tích đất ở những vị trí thuận lợi nhưng không phát huy được hiệu quả...

Quý I/2018, tăng trưởng kinh tế, ổn định về văn hóa - xã hội

(HBĐT) - Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH đã đề ra, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2018 bao gồm 14 nhóm giải pháp trọng tâm. 40/40 sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai đến cơ sở, thể hiện sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm. Khép lại quý I, kinh tế toàn tỉnh giữ được nhịp tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa - xã hội giữ được sự ổn định, từ đó tạo đà thuận lợi để tiếp tục một năm hứa hẹn nhiều thành công.

Huyện Đà Bắc chuyển sang chăn nuôi hàng hóa theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có những thuận lợi hơn hẳn so với các địa phương khác trong tỉnh về tiềm năng lao động, nguồn thức ăn gia súc, gia cầm để phát triển chăn nuôi. Đây cũng là điều kiện để chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa.

Người nuôi ong xã Lâm Sơn bước vào mùa thu mật ngọt

(HBĐT) - Với ưu điểm vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong xã Lâm Sơn được ưa chuộng, từ đó trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

Uber sát nhập với Grab từ 8.4: Cơ hội vàng cho taxi công nghệ Việt

Càng gần về mốc 8.4, lượng xe Uber cũng như khách sử dụng dịch vụ giảm nhanh, công cuộc sáp nhập Uber và Grab tại Việt Nam chuẩn bị hoàn tất. Và vào thời điểm các lái xe Uber đứng trước câu hỏi "làm hay nghỉ”, nhiều DN Việt công bố nhảy vào cuộc chơi công nghệ, thậm chí khẳng định sẽ chi hàng nghìn tỉ đầu tư. Tuy nhiên, khi Uber phải rút khỏi cuộc chơi để cắt lỗ, taxi công nghệ Việt có dễ gặt hái tại sân chơi khốc liệt này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục