(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện ủy Tân Lạc về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2014-2020, Đảng bộ xã Địch Giáo đã thể chế hóa một cách linh hoạt. Hiện xã có 200 ha đất cấy lúa, trong đó 125 ha đảm bảo nước tưới 2 vụ, còn 75 ha phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
Do vậy, khi Nghị quyết số 12 của Huyện ủy ban
hành, Địch Giáo đã khẩn trương rà soát, đánh giá hiện trạng và tổ chức tuyên
truyền, vận động nhân dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, Địch
Giáo đã chuyển đổi thành công diện tích cấy lúa một vụ, hai vụ bấp bênh sang
trồng các loại cây có khả năng chịu hạn, kháng chịu sâu bệnh và cho giá trị
kinh tế cao.
ông Bùi Văn Thân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau
khi Nghị quyết được ban hành, Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức hội nghị triển khai
và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chuyển toàn bộ diện tích trồng lúa
kém hiệu quả sang trồng ngô, mía, bí xanh và các loại cây màu cho giá trị cao,
đồng thời đưa cây Sachi về trồng thí điểm.
ý Đảng hợp lòng dân, bà con phấn khởi làm theo, cấy
lúa không cho thu, bà con trồng mía, bí xanh, mướp đắng, ngô, đậu, lạc, không
để đất trống. Gia đình anh Bùi Văn Chí, xóm Bậy Chạo đã trồng bí được 3 năm
nay. Ban đầu anh chỉ trồng khoảng 1.000 m2 bí xanh leo giàn. Anh Chí cho biết:
Trồng bí xanh khá đơn giản, không vất vả như cấy lúa. Đầu tư khoảng 7 - 8 triệu
đồng làm giàu nhưng thời gian sử dụng kéo dài 4 - 5 năm. Bí xanh trồng 2 vụ
/năm, đầu ra tương đối ổn định. Vào vụ thu hoạch, tư thương từ Hải Phòng, Ninh
Bình, Hà Nội đến tận vườn thu mua. Trừ mọi chi phí, gia đình thu lãi 70 triệu
đồng /năm. Hiện, gia đình đã mở rộng
diện tích lên 1.500 m2. Nhiều hộ cũng đầu tư trồng bí. Đến nay, toàn xóm đã
trồng được 1, 5 ha. Trồng bí xanh không vất vả như trồng lúa mà hiệu quả đem
lại gấp 5 - 6 lần. Nhờ trồng bí mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện đáng
kể.
Bên cạnh những diện tích đã chuyển đổi thành công, xác
định trồng các loại cây màu như ngô, lạc, đậu chỉ là giải pháp tình thế, việc
nghiên cứu trồng cây gì vẫn là vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền xã trăn trở. Năm
2017, qua tìm hiểu một số mô hình ở các địa phương và tìm hiểu một số công ty
về nhu cầu tiêu thụ giống cây, xã đã chủ động tìm đến Công ty cổ phần In ka
Việt Nam - chi nhánh tại Hòa Bình ký hợp đồng trồng và tiêu thụ cây Sachi -
loại cây thuộc họ thầu dầu, xuất xứ từ Nam Mỹ. Đây là cây trồng đa tác dụng,
vừa là cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu. Xã đã triển
khai trồng thí điểm tại xóm Khạng trên diện tích 1, 5 ha. Công ty hỗ trợ giống
cây trả chậm và kỹ thuật. Nhờ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, sau 6
tháng, Sachi đã cho thu hoạch. Theo tính toán 1 ha cho thu 2 - 3 tấn quả. Thời
gian khai thác từ 10 năm trở lên, cho thu hoạch quanh năm, khi quả khô và lá
già là thu hoạch, sản lượng cao dần và cao nhất từ năm thứ 3 trở đi. ước tính
ban đầu, 1 ha Sachi có thể cho thu lãi tới 150 - 200 triệu đồng.
Từ sự năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện
tích đất lúa kém hiệu quả đã đem đến cho Địch Giáo diện mạo mới, năm 2015 xã đã
về đích NTM. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 17,7%, tổng thu
nhập toàn xã đạt 118 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 29, 5 triệu
đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11%.
Minh Tâm (Đài Tân Lạc)
(HBĐT) - Hưởng ứng "Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, đến tháng 4, toàn tỉnh đã huy động được 3.551 ngày công lao động làm đường giao thông; nhân dân tự nguyện hiến trên 4.094 m2 đất các loại để làm đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng nông thôn khác.
(HBĐT) - Quy hoạch sản xuất cam của tỉnh lớn nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu về tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do thương lái nên thường bị ép giá, giá cả chưa ổn định. Công ty TNHH MTV Cao Phong với vai trò nòng cốt trong sản xuất cam vẫn chưa chủ động chuyển đổi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái nhiều khó khăn. Chuỗi giá trị trái cây còn nhiều khâu trung gian… Đây là những vấn đề đặt ra trong quản lý Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.
(HBĐT) - Tháng 4 năm 2017, Công ty Cổ phần Inca Việt Nam trồng thử nghiệm mô hình sachi ở khu Bưa Lay thuộc xóm Khạng, xã Địch Giáo (Tân Lạc). Đến nay, sau 1 năm trồng, hơn 1 ha sachi phát triển tươi tốt, đã bắt đầu đem lại những quả ngọt, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng
(HBĐT) - Sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Nật Sơn (Kim Bôi) đạt 11/19 tiêu chí. Để cán đích NTM theo lộ trình đề ra, xã gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện các tiêu chí: đường giao thông, hộ nghèo, thu nhập, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường…
(HBĐT) - Hà Nội là thị trường có sức tiêu thụ lớn, bình quân hàng năm tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn rau, quả và trên 570 ngàn tấn thực phẩm các loại, trong khi khả năng sản xuất nông sản thực phẩm của thành phố chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu. Chính vì vậy, đối với tỉnh ta, đây được xác định là thị trường tiềm năng cần khai thác tốt để khơi thông đầu ra cho nông sản địa phương, nhất là những mặt hàng nông sản chất lượng và đảm bảo các yêu cầu về VSATTP.
Theo Phó Tổng TTCP Bùi Ngọc Lam, Mobifone, Bộ TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan đang tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện kết luận thanh tra.