(HBĐT) - Xác định tiêu chí thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí khác. Ngay từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế mới, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và thúc đẩy phát triển KT -XH địa phương.


Cán bộ UBND xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) trao đổi kinh nghiệm trồng nhãn với gia đình anh Đào Bá Vinh (phải) ở xóm Non.

Đồng chí Bùi Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết: "Trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thu nhập bình quân toàn xã đạt 12, 5 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo trên 30% (số liệu năm 2012). Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ khi thực hiện xây dựng NTM, cấp ủy xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế. Theo đó, nhân dân trong xã tận dụng tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động dồi dào để xây dựng và mở rộng các mô hình kinh tế. Trong đó, cây mía vẫn được xem là cây trồng chủ lực với diện tích hàng năm dao động khoảng 290 ha. Công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển đàn gia súc, gia cầm được duy trì với số lượng trên 20.000 con /năm. Từ năm 2014 đến nay, nhiều hộ trên địa bàn đã năng động, sáng tạo chuyển đổi diện tích đất vườn tạp để thí điểm mô hình trồng cây ăn quả có múi và nhãn Hưng Yên. Qua đó, diện tích cây ăn quả có múi đã phát triển trên 50 ha, trong đó chủ yếu là các giống cam V2, lòng vàng, đường Canh, bưởi Diễn… Ngoài ra, diện tích nhãn mở rộng khoảng 20 ha với hơn 30 hộ tham gia trồng”.

Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các hộ phát triển kinh tế, hàng năm, chính quyền xã Mỹ Hòa phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 4- 5 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân. Tạo điều kiện cho trên 700 hộ được tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN &PTNT với tổng dư nợ trên 50 tỷ đồng.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Đào Bá Vinh ở xóm Đon, một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Hiện nay, mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Vinh mở rộng lên gần 2 ha, trong đó có 120 gốc bưởi đỏ Diễn và 600 gốc nhãn Hưng Yên. Giai đoạn 2016- 2017, gia đình anh Vinh thu nhãn bói được 170 triệu đồng. Dự kiến vụ thu hoạch năm 2018, gia đình anh Vinh sẽ tiêu thụ từ 20- 25 tấn nhãn, doanh thu ước tính khoảng 350 triệu đồng.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Vinh cho biết: "Hiện nay, tôi và các hộ trăn trở nhất vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Mặc dù trên địa bàn và các khu vực lân cận có nhiều điểm tiêu thụ hàng hóa như các chợ: Lồ, Phú Cường, Mãn Đức, Trung Hòa… nhưng nông sản làm ra vẫn khó tiêu thụ và thường bị ép giá. Chính vì vậy, người dân mong muốn chính quyền xã có hướng hỗ trợ để nông sản không bị mất giá. Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy lo lắng khi trên thị trường xuất hiện nhiều loại phân bón không đạt chất lượng, ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm”.

Nhờ thực hiện hiệu quả các mô hình kinh tế, theo thống kê năm 2017, thu nhập bình quân của xã Mỹ Hòa đạt 28 triệu đồng /người/năm. Qua đó, xã hoàn thành tiêu chí thu nhập trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.

 Đức Anh



Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục