(HBĐT) - Được cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn giới thiệu, chúng tôi đến thăm dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "nuôi ong lấy mật” tại xã Mông Hóa. Đưa chúng tôi đi thăm thực tế mô hình, chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ KN-KL xã Mông Hóa chia sẻ: Xã có 12 xóm, hầu hết các xóm đều gần đồi nên mô hình nuôi ong lấy mật khá phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy chưa tổng kết nhưng mô hình bước đầu được đánh giá cao, bà con rất phấn khởi.


Gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được các hộ nghèo luân chuyển ong trong dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Hộ đầu tiên chúng tôi đến thăm là gia đình anh Nguyễn Văn Hà, xóm Bãi Sấu. Ngôi nhà nhỏ của gia đình nằm sát chân đồi, phù hợp cho đàn ong đi kiếm mật hoa rừng. Anh Hà tâm sự: Gia đình tôi có 6 khẩu. Hai vợ chồng ở với ông, bà thường xuyên đau ốm và nuôi 2 con ăn học. Gia đình chỉ có 1.300 m2 ruộng cấy lúa và diện tích nhỏ đất vườn trồng mía. Năm 2017, được lựa chọn tham gia mô hình nuôi ong lấy mật, tôi mừng lắm. Gia đình được Nhà nước hỗ trợ 8 thùng ong. Đến thời điểm này, gia đình đã thu được trên 60 lít mật, giá bán bình quân 200.000 đồng/lít, thu về trên 12 triệu đồng. Hiện, gia đình phát triển thêm 3 đàn, đã luân chuyển 1 đàn cho hộ nghèo Nguyễn Văn Bình ở xóm Vay. Nhờ tham gia mô hình, năm 2017, gia đình tôi đã thoát nghèo.

Rời xóm Bãi Sấu, chúng tôi sang xóm Vành thăm gia đình chị Nguyễn Thị Thủy là hộ nghèo của xã. Gia đình chị Thủy chỉ có 500 m2 ruộng cấy lúa 2 vụ lúa, 300 m2 đất trồng màu. Hai vợ chồng làm ruộng và đi làm thuê cũng không đủ nuôi 2 con ăn học. Cách đây hơn 1 tháng, gia đình được các hộ tham gia mô hình nuôi ong lấy mật từ năm 2017 luân chuyển 2 thùng ong. Chị Thủy chia sẻ: Được các hộ nghèo, cận nghèo chia sẻ cách làm mới sẽ là động lực giúp gia đình tăng thêm thu nhập, dần ổn định cuộc sống.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo "nuôi ong lấy mật” tại xã Mông Hóa được hỗ trợ từ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017. Tháng 10/2017, dự án được triển khai trên địa bàn xã với 45 hộ nghèo, cận nghèo tham gia. Mỗi hộ được Nhà nước hỗ trợ 6 thùng ong và các vật tư, trị giá 1 triệu đồng/thùng. Các hộ tham gia phải đầu tư đối ứng 2 thùng ong. Bên cạnh đó, tham gia mô hình đòi hỏi người dân phải phát triển đàn ong luân chuyển cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khác trên địa bàn. Sau 3 tháng triển khai, ong bắt đầu cho quay mật. Vào vụ hoa vải, nhãn, hộ ít quay được 7 lít, hộ nhiều 12 lít mật. Giá bán hiện nay trên thị trường ổn định 200.000 đồng/lít. Đến nay, toàn xã đã phát triển thêm 15 hộ, được các hộ luân chuyển nuôi ong. Mặc dù chưa tổng kết nhưng dự án được tỉnh đánh giá cao, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ tham gia. Đây cũng là một trong số ít dự án hiệu quả, được nhân rộng cho các hộ nghèo, cận nghèo hỗ trợ nhau. Dự án đã hỗ trợ "cần câu”, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Linh Trang


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Để chủ động đối phó trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt với đợt nắng nóng kéo dài, lực lượng kiểm lâm huyện Lạc Sơn đã phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Qua 6 tháng đầu năm, diện tích rừng trên địa bàn huyện luôn được bảo vệ, không xảy ra hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng.

6 tháng đầu năm, thu ngân sách Nhà nước đạt 1.440 tỷ đồng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, thu NSNN của tỉnh (không bao gồm thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu) ước thực hiện 1.440 tỷ đồng, đạt 54% dự toán Chính phủ, 45% Nghị quyết HĐND tỉnh và bằng 109% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thu từ thuế và phí trong cân đối đạt 1.305,4 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất đạt 134,6 tỷ đồng.

Năng suất lúa vụ xuân đạt bình quân 57 tạ/ha

(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn thành thu hoạch lúa vụ xuân năm 2018. Theo thống kê của Sở NN&PTNT: Tổng diện tích lúa gieo cấy đạt khoảng 15,4 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 57 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 87,7 nghìn tấn, vượt 3,2% kế hoạch. Nhìn chung trong vụ này, các địa phương đã sử dụng khá phổ biến các giống lúa chất lượng, ngắn ngày và năng suất cao; đồng thời đảm bảo tốt các điều kiện để cây lúa sinh trưởng và phát triển, từ đó đạt năng suất, sản lượng, chất lượng đề ra.

Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp để làm tốt hơn công tác thu hút đầu tư, vì mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

(HBĐT) - Ngày 20/6, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Xã Lỗ Sơn chuyển đổi thành công nhiều diện tích đất kém hiệu quả

(HBĐT) - Từ việc chú trọng nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở trong phát triển KT-XH. Thời gian qua, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã chuyển đổi thành công nhiều diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 10 và Nghị quyết số 12 của Huyện uỷ về chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã An Bình (Lạc thủy): Đa dạng mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi

(HBĐT) - Trong những năm qua, xã An Bình (Lạc Thủy) hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho thu nhập cao, ổn định. Các mô hình ngày càng mở rộng và phát triển, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy lợi thế địa phương, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục