(HBĐT) - Từng có thời điểm, ruồi, nhặng, bọ mạt tấn công với mật độ dày đặc gây ra những lo ngại về môi trường sống ở nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện Cao Phong. Nguyên nhân ban đầu xác định do người dân sử dụng phân gà chưa qua xử lý đã đem bón gốc cho cây trồng.


Nói không với sử dụng phân gà tươi bón cho cây trồng, anh Hoàng Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Phong (Cao Phong) có vườn cam phát triển tốt.

Tuy nhiên, không dừng lại ở những ảnh hưởng đối với sức khỏe của người dân, việc sử dụng phân gà tươi bón chủ yếu trên cây ăn quả có múi còn gây ra những hệ lụy cho sản xuất. Cụ thể là gây ra tình trạng cây bị vàng lá, thối rễ, đặc biệt có hiện tượng rụng quả, nứt quả. Theo đồng chí Bùi Văn Đồng, Phó phòng NN & PTNT, nứt quả, rụng quả qua nghiên cứu đánh giá là do tỷ lệ đạm, hàm lượng kali ở phân gà nhiều nhất trong các loại phân. Thường thì sau mỗi kỳ thu hoạch, bà con nhập phân gà về để bón lót cho cây trồng. Nhiều hộ ngay sau khi xuống phân đã vội rải ra gốc cây mà không lường trước hậu quả về sau. Các địa bàn trọng điểm xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, thiệt hại về cây trồng do bón phân gà tươi chủ yếu ở các vùng trồng cây ăn quả có múi gồm thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong và một số xóm vùng Yên Lập, Yên Thượng.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời bảo vệ sức khỏe người dân, giúp xây dựng và phát triển vùng sản xuất cây ăn quả có múi trên địa bàn ổn định, bền vững về chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ uy tín, thương hiệu cam Cao Phong, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tuyên truyền, khuyến cáo, nhắc nhở về việc không sử dụng phân gà tươi, chưa qua xử lý bón cho cây trồng. Trong đó, nhấn mạnh những tác hại của việc sử dụng phân chuồng tươi, phân gà chưa qua xử lý để bón cho cây trồng gây nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường… Mặt khác, yêu cầu xây dựng quy chế phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường nông thôn trong sản xuất nông nghiệp ở xóm, khu dân cư, xã, thị trấn để quy trách nhiệm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cùng với đó, Phòng NN & PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Tài nguyên và Môi trường nhắc nhở, xử lý hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường; tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ bám sát cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn các hộ không bón phân gà tươi bằng các hình thức như: để các bao tải dưới gốc cây cho phân hủy dần vì đây là nguy cơ phát sinh ruồi, nhặng, dịch bệnh. Chưa kể trên cơ sở khoa học, phân chuồng để lâu trên mặt đất dễ bay hơi những chất dễ tiêu, hiệu quả sử dụng kém.

Điều đáng mừng là sau một thời gian tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, khuyến cáo kết hợp kiểm tra, đôn đốc việc tiêu thụ và sử dụng phân gà, nhận thức của người trồng trọt đã cải thiện rõ rệt, tình trạng nêu trên được giảm thiểu.

Theo đồng chí Bùi Anh Tuấn, Chánh Văn phòng HĐND – UBND huyện Cao Phong, qua các kỳ tiếp xúc cử tri gần đây cho thấy người dân không còn phàn nàn, có ý kiến bức xúc về tình trạng bón phân gà tươi gây bốc mùi hôi thối như năm 2017 trở về trước. Tuy nhiên, tại một số xã trong huyện chưa thường xuyên, liên tục trong lãnh, chỉ đạo, coi nhẹ việc khuyến cáo người dân nên vẫn còn trường hợp mua phân gà tươi về bón cho cây trồng.

Song song tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin cơ sở, thông báo kịp thời những tác hại đến xóm, khu dân cư, hộ gia đình và duy trì thanh, kiểm tra việc chấp hành của hộ trồng trọt định kỳ 1 – 2 đợt/năm, UBND huyện đã có văn bản hướng dẫn, khuyến cáo người dân mua phân chuồng các loại đang tập kết, tích trữ tại vườn từ trước yêu cầu ủ phân theo đúng quy trình kỹ thuật, dùng bạt hoặc nilon phủ kín lấp đất, phun thuốc khử trùng tiêu độc để thường xuyên đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

 Bùi Minh

 


Các tin khác


Những nội dung chính trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng Bảy

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018.

7 tháng thu NSNN đạt gần 1.685 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục thuế tỉnh, tính đến hết tháng 7, tổng thu ngân sách Nhà nước toàn địa bàn ước thực hiện 1.684,3 tỷ đồng, đạt 63% dự toán Chính phủ giao năm 2018, đạt 53% dự toán HĐND tỉnh giao năm 2018, đạt 49% dự toán phấn đấu Tổng cục Thuế giao, so với cùng kỳ năm 2017 đạt 107%.

Agribank Hoà Bình phát hành đạt gần 78.700 thẻ ATM

(HBĐT) - Theo Agribank Hoà Bình, trong tháng 7 năm 2018, toàn Chi nhánh đã thực hiện phát hành đạt 2.342 thẻ ATM, lũy kế thẻ phát hành trong 7 tháng năm 2018 là 13.514 thẻ. Hiện tổng số thẻ của Agribank Hoà Bình đang hoạt động: 78.697 thẻ với số dư tài khoản thẻ 369 tỷ đồng, số dư bình quân thẻ đạt 4.690 ngàn đồng/thẻ.

Hiệu quả từ dự án phát triển lâm nghiệp

(HBĐT) - Dự án phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình (Kfw7) được triển khai từ năm 2006 đến tháng 8/2017 từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng tái thiết Đức và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đức, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với mục tiêu dài hạn là "Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng, quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Dự án thực hiện trên địa bàn các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Sơn và TP Hòa Bình với tổng vốn trên 113 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng 61 công trình cơ sở hạ tầng

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 16 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, huyện Mai Châu đã chỉ đạo triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Huy động trên 870 tỷ đồng đầu tư cho thuỷ lợi

(HBĐT) - Xác định công tác thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp và dân sinh, giai đoạn 2016-2018, toàn tỉnh đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn khoảng 871,4 tỷ đồng thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây mới hệ thống thủy lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục