(HBĐT) - Chính từ những bước đi thành công trong thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/HU của Đảng bộ huyện Lạc Thủy những năm qua đã tạo nền tảng để tỉnh đưa 9/15 xã, thị trấn của huyện vào vùng kinh tế động lực của tỉnh...


Các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở huyện Lạc Thủy có nhiều dự án công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch. ảnh: Dự án đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP tại thị trấn Thanh Hà.

 

Vùng động lực kinh tế của tỉnh

Như đã nói, tại Nghị quyết số 17, ngày 13/7/ 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về "phát triển vùng động lực tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã xác định và đưa 9 xã, thị trấn của huyện Lạc Thủy gồm: Thanh Nông, Phú Thành, Phú Lão, Cố Nghĩa, Lạc Long, Yên Bồng, Đồng Tâm, thị trấn Thanh Hà và thị trấn Chi Nê vào vùng động lực kinh tế của tỉnh. "Đây là kết quả những bước đi thành công của Đảng bộ, chính quyền huyện, nhất là sau khi triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 14-NQ/HU” - đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư TT Huyện ủy Lạc Thủy chia sẻ.

Theo đó, để trở thành vùng động lực kinh tế, những năm qua, ngoài việc đầu tư, nâng cấp xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN,CCN). Trong đó, tính từ năm 2013 - 2018, huyện tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách T.ư, ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, kêu gọi thu hút đầu tư như: hạ tầng kỹ thuật CCN xã Đồng Tâm với tổng mức đầu tư 8.680 triệu đồng; hạ tầng kỹ thuật CCN Phú Thành II với tổng mức đầu tư trên 71.000 triệu đồng; hạ tầng du lịch của huyện với tổng mức đầu tư 81.000 triệu đồng. Cùng với đó, huyện chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và chỉ đạo các phòng chuyên môn, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện tập trung tạo quỹ đất "sạch”, mời gọi, hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh nghiên cứu các phương án đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh vào địa bàn.

Không chỉ tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ còn chú trọng, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông để tạo sự liên hoàn giữa các tuyến QL 21 và tuyến đường Hồ Chí Minh cũng như cải tạo, nâng cấp, nạo vét tuyến đường thuỷ trên sông Bưởi. Từ đó xây dựng hệ thống đường giao thông mang tính kết nối, đồng bộ giữa các vùng trong huyện. Trong đó, huyện tập trung nguồn lực đầu tư, cải tạo tuyến đường từ QL 21 đến điểm du lịch hang Luồn, xã Yên Bồng với tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 438B từ Khoan Dụ đi An Bình với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng; đã tổ chức trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bôi, nâng cấp tuyến đê bao ngăn lũ sông kết hợp với đường giao thông từ Chi Nê đến Xích Thổ (huyện Nho Quan, Ninh Bình) với tổng mức đầu tư 217,8 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp mở rộng tuyến đường Phú Lão - Liên Hoà với tổng mức đầu tư 83 tỷ đồng...

Với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống đường giao thông kết nối giữa huyện với vùng thủ đô và các tỉnh vùng đồng bằng, khu kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như: Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình... Từ sự kết nối đó đã có nhiều nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực quan tâm, đầu tư vào địa bàn huyện. Tính đến nay, trong 45 dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện, lĩnh vực nông nghiệp có 8 dự án; lĩnh vực công nghiệp 25 dự án; lĩnh vực du lịch, khách sạn 3 dự án; lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản 7 dự án. Trong đó có 25/45 dự án đã đi vào sản xuất - kinh doanh, chiếm tỷ lệ 55,6% tổng số dự án. Các dự án còn lại đang thực hiện các thủ tục đầu tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm các thủ tục thu hồi đất, GPMB cơ bản đảm bảo tiến độ của dự án. Bước đầu giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 75.000 triệu đồng. Đáng chú ý, trong các dự án ở lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều dự án công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch như dự án đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP tại thị trấn Thanh Hà. Trong lĩnh vực chăn nuôi, Lạc Thuỷ cũng là điểm đến của nhiều nhà đầu tư như Công ty cổ phần chăn nuôi Hòa Phát, Công ty TNHH Japfacomfeed, Công ty cổ phần NCK, Công ty cổ phần CP Việt Nam... Các công ty, doanh nghiệp này đầu tư chăn nuôi gà, lợn thương phẩm và gà, lợn giống tại Lạc Thủy với quy mô mỗi trại từ 2.000 - 3.000 con trở lên đối với lợn, 1 vạn con trở lên đối với gà. "Quá trình triển khai dự án, các nhà đầu tư được huyện tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để tạo nguồn lực thu hút, tuy nhiên phải đáp ứng các quy định về môi trường, đất đai khi thuê đất, xây dựng chuồng trại. Việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực này, huyện đặc biệt chú trọng tới các nhà đầu tư có tiềm lực, đầu tư theo quy trình chăn nuôi an toàn nhằm hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững”, đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư TT Huyện ủy cho biết thêm.

Cơ hội lớn để tạo sự bứt phá, nhưng...

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Thủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018; kiểm tra một số dự án đầu tư trên địa bàn, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCHT.ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Huyện Lạc Thủy đang đứng trước những cơ hội lớn để tạo sự bứt phá, với những tiềm năng, lợi thế đặc thù về điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, tài nguyên, văn hóa, lao động; đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo thích ứng với sự đổi mới... Tuy nhiên, huyện cần có quyết tâm chính trị cao; thay đổi mạnh mẽ tư duy, tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động; tổ chức rà soát các quy hoạch, phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, phấn đấu xây dựng huyện Lạc Thủy trở thành vùng động lực của tỉnh trong thời gian tới.

"Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Bởi so về tiềm năng, lợi thế thì Lạc Thủy có nhiều điều kiện thuận lợi và những cơ hội lớn để tạo sự bứt phá. Điều đó đã được chứng minh bằng những dự án lớn, có tổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Khi các dự án này được hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển của huyện”, đồng chí Quách Thế Ngọc, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy phân tích.

Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội, tạo sự bứt phá vươn lên trở thành vùng kinh tế động lực với sự phát triển năng động, có sức lan tỏa cho các tỉnh, về phía địa phương rất cần sự hỗ trợ, phối hợp của tỉnh và các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa phương trong việc đẩy nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, GPMB, đào tạo nghề cho lao động, nhất là cần có những chính sách đặc thù cho các địa phương trong vùng động lực kinh tế về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Trên thực tế, mặc dù được quy hoạch vùng kinh tế động lực của tỉnh nhưng các chính sách phát triển chưa có khác biệt, ưu tiên đầu tư, đặc thù về tỷ lệ điều kiện ngân sách cho các địa phương trong vùng. Coi trọng, triển khai thực hiện có hiệu quả phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các khâu đào tạo, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, ban hành quy trình thủ tục hành chính theo hướng rút gọn, tạo điều kiện tốt nhất để giảm chi phí, thời gian trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận và sử dụng ổn định đất đai; nâng cao tính minh bạch và trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin; thực hiện công bố rộng rãi, đầy đủ và kịp thời thông tin về quy hoạch, kế hoạch, nhất là kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh như đào tạo, tư vấn, thông tin thị trường; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và chính quyền, giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; đổi mới, chấn chỉnh phương thức chỉ đạo, điều hành, tác phong, lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn.

Dù vậy, theo đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy: Bên cạnh các cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, địa phương cũng mong tỉnh có cơ chế, chính sách phân quyền mạnh hơn nữa cho địa phương trong công tác thu hút đầu tư. Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận cho thấy, việc tỉnh phân quyền quản lý cho huyện với các doanh nghiệp có mức đầu tư từ 50 tỷ đồng trở xuống đã tạo ra những cú huých trong thu hút đầu tư cũng như tạo nguồn lực mạnh mẽ để đầu tư phát triển xã hội. Đó là động lực để địa phương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư vào địa phương nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đề ra.


                         Vũ Phong


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục