(HBĐT) - Hơn 20 năm nay, nghề làm chổi chít xuất khẩu ở huyện Kỳ Sơn và xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động nông nhàn. Nhưng từ đầu năm đến nay, quá nửa số xưởng làm chổi phải đóng cửa vì giá chít tăng cao mà giá chổi xuất khẩu sang Trung Quốc xuống thấp.


Đến thăm xưởng chổi chít của anh Đỗ Văn Lâm ở xóm Trung, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) là cảnh đìu hiu, vắng người làm. Trước đây, 2 xưởng làm chổi của anh lúc nào cũng khoảng 40 người làm. Giờ đây, 2 xưởng dồn vào một chỉ duy trì hơn 10 người làm thường xuyên. Anh Lâm cho biết: Mọi năm vào thời điểm này xưởng nào cũng cần người, tuyển người làm. Năm nay thì không dám nhận thêm. Trong mấy chục năm làm nghề, chưa năm nào làm chổi lại lỗ nhiều như năm nay. Theo tôi được biết, khu vực này và huyện Kỳ Sơn có khoảng 50% xưởng làm chổi xuất khẩu phải đóng cửa. Xưởng này mỗi ngày lỗ hơn 1 triệu đồng. Hiện tại, giá chổi 8 con dắt (gọi là chổi 8) thị trường Trung Quốc đang nhập là 10.700 đồng/chiếc. Mỗi chiếc chổi 3,7 lạng chít, giá hiện tại 25.000 đồng/kg. Như vậy, riêng tiền chít là 9.000 đồng/chiếc. Còn tiền công, dây buộc 4.000 đồng/chiếc. Mỗi chiếc chổi sản xuất ra lỗ 2.300 đồng. Mỗi ngày xưởng của tôi sản xuất khoảng 500 chiếc. Giá công lao động thì không thể giảm được. Nếu giảm sẽ mất người làm. Do vậy, nhiều gia đình bỏ không làm vì lỗ nhiều quá. Nhưng gia đình tôi vẫn phải duy trì nghề vì nếu bỏ, sang năm muốn quay lại làm thì không có thợ.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, có một nghịch lý là giá chổi xuất khẩu giảm nhưng giá chít lại tăng, gây khó khăn cho người sản xuất. Từ đầu vụ chít khoảng tháng 12/2017, giá khoảng 19.000 đồng/kg, nhưng đến nay giá tăng lên 25.000 đồng/kg. Nếu thời điểm này giá chít vẫn giữ 19.000 đồng/kg thì người làm chổi hòa vốn hoặc lỗ ít. Như vậy nhiều xưởng chổi vẫn giữ nghề, công nhân làm chổi có việc làm và thu nhập. Anh Lâm cho biết thêm: Mọi năm giá chổi lúc lên lúc xuống nhưng chưa bao giờ xuống thấp và kéo dài như năm nay. Năm ngoái, giá chổi cũng xuống 11.700 đồng/chiếc nhưng chỉ 2-3 tháng lại lên ngay. Nếu giá chổi vẫn giữ như này, giá chít không giảm thì sang năm làm chổi rất khó khăn.


Mặc dù giá chít cao, giá chổi rẻ nhưng xưởng của anh Đỗ Văn Lâm, xóm Trung, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) vẫn phải duy trì người làm.

Là xưởng chổi nhỏ với khoảng 6 - 7 người làm nhưng gia đình ông Phạm Văn Thiềng, ở Phố Ngọc, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) phải tạm dừng hoạt động. Ông cho biết: Nhiều năm nay, giá chổi chít xuất khẩu sang Trung Quốc lên xuống thất thường. Mọi năm chỉ xuống 1-2 tháng rồi lại tăng nên người làm chổi không bị lỗ nhiều. Trong thời gian xuống giá họ vẫn làm và giá tăng bán cũng được. Riêng năm nay, những ai mua chít từ đầu năm với giá 19.000 - 20.000 đồng/kg để đến bây giờ làm chổi thì lỗ ít. Nếu mua giữa vụ giá từ 23.000 đồng/kg trở lên thì lỗ nhiều. Vừa rồi nhà tôi cũng xuất mấy nghìn chiếc. Giờ chỉ còn một người làm để hoàn thiện những chiếc đang làm dở, không dám lấy thêm thợ làm nữa. Nếu giá chít vụ tới mà cao, giá chổi thấp thì gia đình cũng không dám làm chổi nữa. Ở đây nhiều xưởng nhỏ phải đóng cửa và chuyển sang nghề khác.

Anh Ngô Quang Khương, ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn có 15 xưởng ở khắp địa bàn huyện, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương. Chị Thương, vợ anh Khương cho biết: Gia đình tôi mua chít từ đầu vụ giá rẻ, lại mang hàng xuất thẳng sang Trung Quốc nên trong thời điểm này, sản xuất lỗ ít hơn các xưởng nhỏ. Nguyên nhân là do Trung Quốc nhập giá chổi thấp. Biết là khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng giữ nghề và tạo việc làm cho bà con.


Việt Lâm


Các tin khác


Triển khai Kế hoạch mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTG ngày 9/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; căn cứ kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 22/8/208 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2028-2020; UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện "Chương trình mỗi xã một sản phầm (OCOP)” tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020.

Xã Mỵ Hòa phát triển cây có múi

(HBĐT) - Chúng tôi về thăm thôn Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Những con đường liên xóm đã được kiên cố hóa, xuyên qua những vườn cam xanh mướt.

Nơi chắp cánh cho nhà nông

(HBĐT) - Trong những năm qua, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh không ngừng nỗ lực, thông qua công tác dạy nghề, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm nơi nâng đỡ, "chắp cánh" cho nông sản địa phương. 

Cao Răm đón nhận danh hiệu đạt chuẩn NTM và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập xã

(HBĐT) - Sáng 15/11, tại Nhà văn hóa xã Cao Răm, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ công bố xã Cao Răm đạt chuẩn NTM và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập xã (15/11/1968-15/11/2018). Đến dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Cao Răm.

Hội nghị kết nối cung cầu các hợp tác xã tỉnh Hòa Bình năm 2018

(HBĐT) - Sáng 15/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu các hợp tác xã tỉnh Hòa Bình năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phát triển kinh tế tập thể tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; một số tập đoàn, siêu thị, nhà phân phối tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; 28 Hợp tác xã, doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục