(HBĐT) - Trước đây, trên diện tích đất vườn, đồi, nông dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) thường canh tác sắn, mía đường hiệu quả kinh tế thấp, có năm còn rơi vào tình cảnh thua lỗ, "khóc dở, mếu dở” vì mía "đắng”. Kể từ năm 2013, nhận thấy cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao, mang đến cho nông nghiệp, nông thôn ở nhiều vùng trong tỉnh diện mạo mới, nông dân ở các xóm có lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng đã chuyển đổi sang trồng cam, bưởi.


Đưa chúng tôi đến thăm vùng cây ăn quả có múi rộng lớn của xóm Đông Hà, trưởng xóm Chu Văn Đương phấn khởi cho biết: đất này khi xưa là nông trường, kỹ thuật trồng cam, quýt cũng đã tường nên khi quay trở lại trồng cũng có những thuận lợi. Sẵn đất đai, nguồn lao động, các hộ trong xóm tích cực trồng và mở rộng diện tích cam, quýt, các loại bưởi đỏ, bưởi da xanh. Để cho hiệu quả cao, các hộ mạnh dạn đầu tư không những về phân bón, nhân công mà còn chú trọng về khâu kỹ thuật, bắt tay, hợp tác với lao động có kinh nghiệm, kỹ thuật cao từ các vùng khác trong, ngoài tỉnh đảm nhiệm, phụ trách kỹ thuật tại vườn. Đông Hà sau 5 năm đã có diện tích cây cam, quýt, bưởi nhất toàn xã, trong đó có những hộ tỷ phú trồng cam như trưởng xóm Chu Văn Đương với diện tích 3,1 ha, ông Vì Văn Minh có diện tích 3,7 ha, ông Vũ Xuân Đáng với diện tích 2,4 ha.

Về Mỵ Hòa mùa này, các hộ trồng cam đang rục rịch thu hoạch, một số hộ đã bắt đầu cắt bán cam lòng vàng. Đầu mối tiêu thụ từ các nơi vào thăm vườn, làm giá và đặt cọc tiền để chừng 20 ngày nữa cam vào chính vụ sẽ đưa xe về tận nơi thu mua cho bà con. Theo chị Nguyễn Thị Thư ở xóm Mỵ Thanh, diện tích cam ở đây chủ yếu là cam lòng vàng, đường Canh và cam chín muộn V2. Nhờ đi sau, tiếp thu tốt về kỹ thuật nên chất lượng, sản lượng cam đảm bảo, được khách đến tiêu thụ đánh giá không kém gì cam Cao Phong. Mặt khác, qua các lao động kỹ thuật và phía anh em, bạn bè ở vùng cam Cao Phong, Lạc Thủy giới thiệu, các mối hàng đã tìm đến ký kết hợp đồng tiêu thụ cho các hộ.


Hộ dân xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) kiểm tra sản phẩm cam đường Canh trước khi xuất bán.

Bà con vùng cam hầu như không phải ra chợ hoặc mở các điểm bán lẻ bởi việc tiêu thụ chủ yếu qua lái thương và thị trường tiêu thụ là các tỉnh miền Nam thu mua, đặt hàng với số lượng lớn. Giá cam cắt bán, thu mua tại vườn bình quân 16.000 đồng – 18.000 đồng/kg. Mặt khác, diện tích cam đạt sản lượng ổn định, trung bình từ 25 – 30 tấn/ha, cam chín đến đâu được khách tiêu thụ hết đến đó. Từ việc bắt đầu muộn hơn các vùng khác, vùng cây ăn quả có múi xã Mỵ Hòa hiện đã đứng ở top 3 của huyện và là cây trồng chủ lực của địa phương. Theo thống kê, toàn xã đang có 229 ha cam, quýt, bưởi các loại, cao gấp 2 – 4 lần so với diện tích ngô, lúa. Vùng trồng cam, quýt tập trung ở các xóm Đông Hà, Mý Đông, Mỵ Thanh, Đồng Hòa… Nhờ phát triển và mở rộng diện tích mà tại xã đã hình thành những vùng cây ăn quả có múi trù phú, mang lại thu nhập cao, cải thiện đời sống nhân dân. Điển hình là xóm Đông Hà từ trồng cam, bưởi mà các hộ dân có mức sống sung túc, không còn hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người của xóm năm 2017 đạt 54 triệu đồng/người/năm, dự kiến năm 2018 đạt 68 triệu đồng/người/năm.


Bùi Minh

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục