(HBĐT) - Ngày 12/12, tại thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), UBND tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; đại diện Bộ NN&PTNT, lãnh đạo các tỉnh bạn. Đặc biệt, lễ khai mạc đã thu hút đông đảo doanh nghiệp, người sản xuất, nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham dự.


Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khai mạc lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018. 

Diễn văn khai mạc do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức bình bày. Diễn văn nêu rõ: Với vị trí địa lý thuận lợi và nhiều loại nông sản ưu thế, tỉnh Hòa Bình có lợi thế rất lớn để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng và giá trị cao, từ đó thúc đẩy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến nay, tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung các sản phẩm lợi thế: Cây ăn quả có múi hiện có 9,8 nghìn ha, chiếm 80% diện tích cây ăn quả của tỉnh và 5% diện tích cây ăn quả có múi toàn quốc. Trong đó, cây cam có diện tích 4,7 nghìn ha, diện tích kinh doanh 2,7 nghìn ha với sản lượng 7,3 vạn tấn. Cây bưởi có diện tích 4,2 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh 2,4 nghìn ha với sản lượng 4 vạn tấn. Sản lượng cây ăn quả có múi của tỉnh hiện đạt trên 12 vạn tấn, dự báo đến năm 2020 có trên 20 vạn tấn, giá trị thu nhập bình quân từ 500 đến 700 triệu đồng/ha. Đặc biệt, nhãn hiệu cam Cao Phong, cam Lạc Thủy, bưởi đỏ Tân Lạc đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ, trong đó có trên 10% được chứng nhận VietGap.


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan các gian hàng. 

Bên cạnh cây ăn quả có múi, Hòa Bình còn có nhiều nông sản khác đã được công nhận như: mía tím Hòa Bình, rượu cần Hòa Bình, thổ cẩm Mai Châu, hạt dổi Lạc Sơn, rau quả hữu cơ Lương Sơn, su su Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy- Kim Bôi, cá tôm sông Đà, khoai sọ Yên Thủy, gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, lợn bản địa.... Những năm qua, sản lượng và chất lượng nông sản Hòa Bình ngày càng tăng, giúp tăng trưởng ngành nông nghiệp hàng năm đạt cao hơn trung bình khu vực miền núi phía bắc, nhiều xã về đích NTM sớm hơn kế hoạch, thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.


Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert đã trao giấy chứng nhận sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP cho 10 hộ dân sản xuất cam tại huyện Cao Phong.

Năm nay, Lễ hội cây ăn quả có múi lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 12-13/12/2018. Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2018 được tổ chức trong 5 ngày từ 12-16/12 với gần 200 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong và ngoài tỉnh tham gia với quy mô 250 gian hàng. Đây là dịp để quảng bá các loại nông sản đặc hữu của các địa phương trong tỉnh nổi bật là cây ăn quả có múi. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, ngành và người sản xuất trong việc phát triển và bảo vệ thương hiệu nông sản. Đồng thời, tạo điều kiện giao thương, tạo cầu nối cho người sản xuất, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, liên doanh liên kết phát triển sản xuất.


Các tiết mục văn nghệ đặc sắc góp phần tạo nên thành công của lễ khai mạc.

Nhân dịp này, Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert đã trao giấy chứng nhận sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP cho 10 hộ dân sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong.

                                                                      Thu Trang

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục