(HBĐT) -Trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, người dân xã Yên Bồng (Lạc Thủy) mở rộng quy mô chuồng trại, phát triển nuôi gà theo hướng sản xuất tập trung. Theo thống kê, toàn xã có trên 40.000 con gà, trong đó chủ yếu là giống gà bản địa, gà ri Lạc Thủy… Từ đó nhiều hộ có thu nhập khá, cải thiện đời sống và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Gia đình chị Hoàng Thị Thương, xóm Quyết Tiến, xã Yên Bồng duy trì nuôi khoảng 5.000 con gà giống Lạc Thủy.

Đồng chí Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết: "Những năm trước, nhiều hộ trên địa bàn xã phát triển mô hình chăn nuôi gà, tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ, manh mún và chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2015 trở lại đây, nhiều hộ mạnh dạn vay vốn mở rộng quy mô chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm số lượng lớn. Theo đánh giá, xã hội tụ các tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi gà, như địa hình rộng rãi, bằng phẳng, đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố và chăn thả tự do; phát huy lợi thế gần các tuyến đường: QL 21, Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 438 để mở rộng thị trường tiêu thụ tại các tỉnh: Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa… Cách trung tâm huyện khoảng 3 km, các hộ được tiếp cận nguồn thức ăn chăn nuôi phong phú, đa dạng và chất lượng cao. Toàn xã hiện có trên 10 hộ phát triển nuôi gà với tổng đàn trên 1.000 con/năm, tập trung tại các xóm Quyết Tiến, Sốc Bai… Theo khảo sát sơ bộ, các hộ chăn nuôi quy mô lớn đều có lợi nhuận từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Thương ở xóm Quyết Tiến, một trong những hộ tiêu biểu trong phát triển mô hình chăn nuôi gà của Yên Bồng. Hiện nay, gia đình chị Thương duy trì số lượng khoảng 5.000 con gà giống Lạc Thủy. Nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ, chị Thương nuôi thêm 1.000 con gà Đông Tảo để bán trứng giống, nâng cao thu nhập.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Thương cho biết: "Gia đình lựa chọn giống gà Lạc Thủy để phát triển, bởi là giống dễ nuôi, lớn nhanh, có khả năng chống chịu bệnh, đặc biệt là mùa lạnh. Loại gà này được thương lái lựa chọn thu mua do mẫu mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon và giá cả phải chăng.

Chị Bùi Thị Phái, cán bộ KN-KL xã Yên Bồng cho biết thêm: "Vài năm trở lại đây, một số hộ đã mạnh dạn mua các giống gà ở Bắc Giang để tạo nguồn cung đa dạng, phong phú. Đây được xem là giống gà chất lượng bởi thời gian chăn nuôi dao động khoảng 90 - 110 ngày là có thể suất bán. Mỗi con gà nặng từ 3- 3,5 kg, lợi nhuận thu về xấp xỉ với nuôi gà giống Lạc Thủy”.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với các gia đình là nguồn vốn. Để giải quyết vấn đề này, xã phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay theo quy định. Hàng năm, Trung tâm học tập cộng đồng xã phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức 4- 5 buổi tập huấn chuyên đề về chăn nuôi để chuyển giao công nghệ và KHKT cho người dân.

"Nhờ phát triển hiệu quả nuôi gà giống Lạc Thủy, thu nhập của người dân xã Yên Bồng được cải thiện đáng kể. Trong thời gian tới, chính quyền xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn, giống và kỹ thuật. Liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Qua đó từng bước xây dựng và phát triển hiệu quả mô hình gà giống Lạc Thủy tại địa phương” - đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

                                                                               Đức Anh

 

 

 

 

 


 


Các tin khác


Hỗ trợ cung cấp 250 cây cau giống cho xã Dũng Phong

(HBĐT) - Sáng 5/1, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức bàn giao 250 cây giống cau tứ thời tại Xã Dũng Phong (Cao Phong).

Xóm Sổ trăn trở tìm hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Theo thống kê năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xóm Sổ, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) chỉ đạt 8 triệu đồng, trong khi đó mức thu nhập bình quân toàn xã đạt 18 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xóm chiếm 53%, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thách thức. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã và người dân xóm Sổ đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt 100% kế hoạch giao

(HBĐT) - Năm 2018, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách T.Ư, ngân sách tỉnh và ngân sách huyện. Huyện tích cực giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp, công trình phục vụ về đích nông thôn mới; tổ chức nghiệm thu kịp thời các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Trên 62.500 hộ nông dân được vay vốn sản xuất, kinh doanh

(HBĐT)) - Giúp hội viên thực hiện hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, năm 2018, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ vật tư nông nghiệp, kiến thức quản lý kinh tế…

Năm 2018, ngành NN&PTNT đạt nhiều kết quả nổi bật và toàn diện


• Sơ kết 6 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 4/1, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018, sơ kết 6 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố.

Trao 9 máy nông nghiệp cho nông dân xã Tu Lý và Giáp Đắt, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 4/1, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân tỉnh (Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức bàn giao 9 máy nông nghiệp cho Hội Nông dân 2 xã Tu Lý và Giáp Đắt (huyện Đà Bắc). Dự và chứng kiến lễ trao máy có lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục