Hơn 3.500 ha hồ tiêu chết rụi khiến hàng nghìn hộ nông dân Tây Nguyên lâm vào cảnh điêu đứng. Thảm trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nhà chức trách không kiểm soát và khống chế được tình trạng dân tự phát trồng quá nhiều tiêu, phá vỡ nghiêm trọng quy hoạch sản xuất.

Người dân huyện Ia Grai (Gia Lai) chặt bỏ tiêu chết

Người dân huyện Ia Grai (Gia Lai) chặt bỏ tiêu chết

Hàng nghìn hộ trồng tiêu khắp tỉnh Đắk Nông đang bất lực nhìn vườn cây chết dần chết mòn. Giấc mộng tỷ phú nhờ loại nông sản được mệnh danh là "vàng đen” tan tành, chỉ còn lại những khoản nợ tiền tỷ không biết lấy đâu ra để trả. Nhà ông Vũ Đăng Khoa (ở thôn 16, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) có gần 3 ha hồ tiêu, từ đầu tháng 12/2018đến nay bỗng xuất hiện tình trạng tiêu chết với tốc độ chóng mặt. Sau 1 tháng, khoảng 2.700 gốc tiêu nhà ông bị chết rụi. Gia đình ông Khoa đứng ngồi không yên vì khoản vay ngân hàng sắp tới kỳ đáo hạn, trong khi vườn tiêu chỉ mới thu bói được 1 năm đã chết gần hết.

Tan giấc mộng tỷ phú vì hồ tiêu - ảnh 1

Vườn tiêu của người dân huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) bị chết hàng loạt

Tại xã Đắk N’Drung (huyện Đắk Song), nông dân cũng đang điêu đứng vì tiêu chết. Từ thời điểm tiêu có hiện tượng vàng lá đến khi chết khô chỉ chưa đầy một tuần khiến chủ vườn không kịp trở tay. Nhiều hộ tốn tới cả trăm triệuđể mời thầy, mua thuốc trừ bệnh cho tiêu nhưng không hiệu quả. Trong năm 2018, riênghuyện Đắk Song có gần 1.700 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh, hơn 200 ha hồ tiêu đã chết hoàn toàn.

Tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt cũng đã bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh Gia Lai với khoảng 1.000 ha tiêu bị chết. Nhiều hộ dân có vườn tiêu chết bị bể nợ, đời sống gặp muôn vàn khó khăn. Đi dọc con đường nhựa từ thôn 1 vào thôn 2, thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai), hai bên đường tiêu chết la liệt. Nhiều vườn chết trắng, cây khô còn bám nguyên trên trụ.

 

Gia đình ông Đoàn Quyết Thắng (thôn 2, thị trấn Ia Kha) có 0,5 ha hồ tiêu trồng năm 2016 bắt đầu cho thu bói, nhưng 85% số cây đã chết, số còn lại đang có biểu hiện chết tiếp. Những cây chết lá và thân khô khốc, quả non rụng đen mặt đất. "Tiêu đang xanh, sau vài cơn mưa lớn kéo dài thì thấy lá chuyển vàng từ ngọn rồi lan xuống gốc và bắt đầu chết khô. Gia đình tìm đủ cách nhưng không cứu được. Để trồng và chăm sóc vườn tiêu này, tôi đã bỏ ra hơn 700 triệu đồng, trong đó có 300 triệu đồng vay ngân hàng. Cứ nghĩ trồng tiêu sẽ có thu nhập cao, ai ngờ trắng tay, lại còn ôm đống nợ”, ông Thắng đau buồn nói.

Phá vỡ quy hoạch, nguy cơ dịch bệnh

Theo Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên - WASI, toàn vùng Tây Nguyên hiện có hơn 92.992 ha hồ tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, trong đó diện tích tiêu đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch 50.099 ha. Thống kê đến đến cuối tháng 12/2018, có hơn 3.500 ha hồ tiêu bị chết, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìntỷ đồng. Hiện các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000 ha cây hồ tiêu đang nhiễm bệnh nên khả năng diện tích tiêu bị chết sẽ còn tăng lên.

Theo TS Trương Hồng - Viện trưởng WASI, một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nông hộ bất chấp khuyến cáo, ồ ạt mở rộng diện tích cây hồ tiêu tăng lên gấp nhiều lần so với quy hoạch, mà các ngành chức năng không cản được. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk mớităng lên mức 15.000 ha hồ tiêu, nhưng hiệnđã thực trồnghơn 38.600 ha. Tỉnh Đắk Nông quy hoạch đến năm 2025 đưa diện tích tiêu tăng lên 13.000 ha, nhưng nay đã là 35.000 ha. Tỉnh Gia Lai quy hoạch đến năm 2020 là 6.000 ha, nay đã tăng lên gần 16.322 ha.

Ông Trương Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, người dân tỉnh Đắk Nông đã trồng mới hơn mười nghìn ha hồ tiêu. Nhiều diện tích trồng mới không kiểm soát được chất lượng giống, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng nên tiềm ẩn dịch bệnh lây lan làm nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Trong khi đó, việc phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, nông dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng để tăng năng suất, sản lượng.

Cùng với việc mở rộng diện tích một cách ồ ạt, việc kiểm soát chất lượng cây hồ tiêu giống tại Tây Nguyên cũng đang bị bỏ ngỏ. Ở những thời điểm tiêu sốt giá, đi dọc đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk hay ngay trước cổng WASI - nơi chuyên nghiên cứu sản xuất giống tiêu, chúng tôi thấy giống tiêu được bày bán tràn lan với mức giá chênh lệch có khi lên đến vài chục nghìn. Thông thường, giá 1 dây tiêu giống đạt chất lượng khoảng 25.000 đồng, nhưng có nơi chỉ bán 6.000 đồng. Hầu hết nông dân mua giống tiêu của các nông dân khác bán lại, hoặc tại các cơ sở sản xuất giống nhỏ lẻ ở địa phương.

 

Trồng tiêu trên vùng đất không phù hợp
TS Trương Hồng cho biết: Nhiều nông dân Tây Nguyên đưa cây hồ tiêu vào trồng trên những vùng đất không thích hợp, thoát nước kém nên dễ xảy ra việc chết hàng loạt. Còn việc các nông dân sử dụng các giống tiêu không rõ nguồn gốc, đầu tư thâm canh quá mức, sử dụng phân hóa học quá liều lượng dẫn đến cây hồ tiêu bị ngộ độc. Khi giá tiêu hạt rơi xuống thấp, các nông hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên không đầu tư chăm sóc đầy đủ làm cho cây hồ tiêu kém phát triển, bị suy kiệt dễ dẫn đến tình trạng vườn cây bị nhiễm sâu bệnh, cũng làm chết hàng loạt.
 
                                                                                Theo báo Tiền Phong

Các tin khác


Năm 2018, ngành NN&PTNT đạt nhiều kết quả nổi bật và toàn diện


• Sơ kết 6 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 4/1, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018, sơ kết 6 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố.

Trao 9 máy nông nghiệp cho nông dân xã Tu Lý và Giáp Đắt, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 4/1, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân tỉnh (Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức bàn giao 9 máy nông nghiệp cho Hội Nông dân 2 xã Tu Lý và Giáp Đắt (huyện Đà Bắc). Dự và chứng kiến lễ trao máy có lãnh đạo Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện Đà Bắc.

Hỗ trợ xây dựng 22 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ nguồn vốn nông thôn mới, trong 2 năm 2017 - 2018 đã hỗ trợ xây dựng 22 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí 20 tỷ đồng. Ngoài ra, các huyện, thành phố đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn, dự án, Chương trình 135... xây dựng gần 500 mô hình sản xuất với kinh phí khoảng 328 tỷ đồng.

Công ty Sơn Thủy dẫn đầu nộp ngân sách của huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Công ty CP Sơn Thủy là một trong không nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, tạo được sự phát triển ổn định và bền vững được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có đóng góp tích cực giải quyết việc làm và nộp ngân sách Nhà nước

VEC không nhượng quyền thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình

Liên quan đến vấn đề thu phí trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết Công ty Yên Khánh đang thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tổ chức thu phí dưới hình thức làm thuê cho VEC.

Năm 2019, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp trên 3,0%

(HBĐT) - Ngày 3/1, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN&PTNT năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, UV BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta, dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục