(HBĐT) -Công tác phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta trong năm qua đạt được những kết quả tích cực. Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký đều tăng và hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước khẳng định vai trò, vị thế là lực lượng chủ công, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương, phát triển KT-XH của tỉnh.


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các doanh nghiệp đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của tỉnh tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình 2018.

Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 3.175 doanh nghiệp, 275 HTX và hơn 625 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng số vốn đăng ký gần 35.000 tỷ đồng, trung bình một doanh nghiệp vốn đăng ký khoảng 11 tỷ đồng. Có 2.604 doanh nghiệp đang tồn tại nằm trong danh sách quản lý của Cục Thuế có mã số thuế;  572 doanh nghiệp chưa sản xuất-kinh doanh hoặc đang gặp khó khăn, tạm ngừng, bỏ địa chỉ, chờ giải thể. So với 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 5 về số doanh nghiệp, đứng thứ 7 về tổng vốn đăng ký và đứng thứ 10 về vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp. So với cả nước, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 50 về số doanh nghiệp, đứng thứ 49 về tổng vốn đăng ký và đứng thứ 30 về vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp. 


Công ty TNHH dệt kim Hòa Bình Koyuseni hoạt động hiệu quả tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà,
 giải quyết việc làm cho 400 lao động địa phương.

Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có tổng số có 531 dự án, trong đó có 38 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 505 triệu USD, vốn thực hiện 279 triệu USD. Có 27 dự án đã đưa vào khai thác, sản xuất-kinh doanh; doanh thu năm 2018 đạt 460 triệu USD, nộp ngân sách  92,9 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 17.500 lao động. Dự án trong nước có 493 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 66.459 tỷ đồng, trong đó có 239 dự án đã đưa vào khai thác, sản xuất-kinh doanh (chiếm khoảng 48,5% số dự án đầu tư)... Đặc biệt có nhiều nhà đầu tư lớn như Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Lã Vọng... đã nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát thực hiện các thủ tục đầu tư dự án vào những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch quốc gia Mai Châu và các địa phương trong tỉnh, hứa hẹn tạo ra sự lan tỏa, chuyển mình mạnh mẽ về KT-XH của tỉnh trong tương lai gần.

 Trong năm 2018, khối doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh nộp ngân sách 1.914,9 tỷ đồng, chiếm 78,7% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; đóng góp 53% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho 20% lao động trong độ tuổi. 

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư vào sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, đưa công nghệ mới vào phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng khả năng và quy mô sản xuất. Nhiều mô hình mới được thành lập, hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống người dân. Nhiều doanh nghiệp của tỉnh có sự trưởng thành kể cả về tư duy, trình độ quản lý, quy mô sản xuất-kinh doanh; thành lập được tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh, có thành tích nổi bật trong sản xuất-kinh doanh; thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như: ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ bão; trao quà Tết cho người nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ người tàn tật và trẻ em mồ côi; nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, nuôi dưỡng học sinh nghèo vượt khó học giỏi từ bậc phổ thông đến hết đại học... 

Với tinh thần đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện, môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh có hiệu quả, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành, tăng cường cơ chế phối hợp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Tăng cường đối thoại, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất-kinh doanh đạt hiệu quả; hỗ trợ  doanh nghiệp và người dân được tiếp cận với các cơ chế, chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất-kinh doanh; phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. 

Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhằm tạo mối liên kết kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị phát triển các thành phần kinh tế; phát triển đội ngũ doanh nhân có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng văn hóa và đạo đức doanh nhân. Thường xuyên đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; sát cánh, chăm lo lâu dài, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển lành mạnh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu mạnh. 

                                                                                     Lê Chung

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục