Dự án Gang thép Thái Nguyêncũng như toàn bộ 12 dự án thua lỗ ngành công thương liên tục được đề cập tới trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Gần đây nhất, tại phiên chất vấn vào kỳ họp cuối năm 2018 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục đề cập đến dự án Gang thép Thái Nguyên cũng như 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ.
Về phần mình, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khi đó đã thừa nhận, dự án Gang thép Thái Nguyên đang chậm so với tiến độ chung đặt ra trong tổng thể 12 dự án. Cũng theo Bộ trưởng, dự án có rất nhiều vấn đề phức tạp, với 2 vấn đề lớn đặt ra. Trước tiên là các tranh chấp pháp lý tương tự như dự án của Nhà máy Đạm Ninh Bình, ở đây có những tranh chấp pháp lý giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam và Gang thép Thái Nguyên với tổng thầu EPC và triển khai thực hiện dự án là tổng thầu của nước ngoài. Thứ hai là vấn đề thoái vốn nhà nước ra khỏi Tổng Công ty thép Việt Nam, cơ quan chủ sở hữu của TISCO-Gang thép Thái Nguyên, đồng thời cũng là chủ dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
"Thoái vốn sẽgây thiệt hại lớn”
Lý giải về vấn đề tranh chấp pháp lý, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, việc này đang được triển khai tích cực, nhưng có khả năng phải giải quyết bằng các tranh chấp pháp lý quốc tế với tổng thầu, bởi có rất nhiều vấn đề tồn đọng trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án qua nhiều giai đoạn. Có những việc làm không đúng với trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như vai trò của tổng thầu trong quá trình thực thi dự án.
Liên quan đến việc thoái vốn ra khỏi Tổng Công ty thép Việt Nam, Bộ trưởng cho biết, sau khi có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo việc này, Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo đã tích cực rà soát để triển khai thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lại vướng những vấn đề mới, trong đó có liên quan đến phần cam kết bảo lãnh của Tổng công ty thép đối với TISCO - Công ty Gang thép Thái Nguyên trong dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, với khoản vay hơn 1.800 tỷ đồng của Viettinbank.
Nếu chúng ta tiến hành thoái vốn thì sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản của nhà nước vì Tổng công ty thép đã cam kết 100% bảo lãnh cho khoản vay này đối với dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Chính vì vậy, chúng ta phải giải quyết cho xong khoản giải chấp đối với bảo lãnh của Tổng công ty thép về dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 thì mới có thể tiến hành thoái vốn một cách có hiệu quả”. Bộ Công Thương cũng đã chủ động báo cáo với Chính phủ và xin phép triển khai xây dựng phương án thoái vốn mới phù hợp với những quy định của luật pháp nhưng phải đảm bảo hiệu quả của thoái vốn cũng như thực hiện theo đúng quy định của luật pháp”, ông Trần Tuấn Anh nói.
Không bao che bất cứ
cấp nào
Trong tổng số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, đã có ít nhất 4 dự án chuyển cơ quan công an để điều tra và đã khởi tố 2 vụ án tại PVTEX Đình Vũ và nhiên liệu sinh học Phú Thọ, nhiều dự án khác được tiếp tục điều tra. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: "Chắc chắn sẽ không có câu chuyện bao che cho dù ở bất cứ cấp nào đối với những cá nhân và tổ chức có liên quan… Trong Ban chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Bộ Công Thương, chúng tôi khẳng định không có lợi ích nhóm trong bất kỳ hoạt động nào trong xử lý những vướng mắc, tồn tại của những dự án này”.