(HBĐT) - Ngay khi Phàng A Chia ở xóm Cang, xã Pà Cò vừa chặt hạ trái phép một cây gỗ thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), thông tin kịp thời được thông báo tới UBND xã và cán bộ Kiểm lâm địa bàn. Sau đó, lực lượng chức năng xã và Kiểm lâm địa bàn khẩn trương xác minh, kiểm tra hiện trường, thu hồi tang vật để giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Sự vào cuộc của nhân dân
Trên đây chỉ là 1 trong nhiều vụ việc xâm hại rừng, khai thác lâm sản trái phép được người dân phát hiện, thông báo tới cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để cùng phối hợp, xử lý. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò cho biết: Xã có nhiều xóm giáp ranh với Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, do vậy, việc xâm hại rừng của một bộ phận người dân vẫn còn diễn ra, chưa được giải quyết triệt để. Trước tình hình đó, để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), UBND xã phối hợp với đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thành lập Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về BVR, PCCCR, kiện toàn hàng năm. Cùng với đó, ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về BVR xây dựng kế hoạch, phối hợp với các lực lượng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát rừng thuộc địa bàn quản lý theo quy định.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Khánh, cán bộ Kiểm lâm địa bàn - Ban Quản lý Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò cho biết: Song song với công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng Kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý, BVR bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xóm, tờ rơi... kết hợp tổ chức hội thi tìm hiểu các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, BVR. Mới đây, Ban quản lý Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò phối hợp với UBND 8 xã thuộc vùng đệm của Khu BTTN tổ chức cuộc thi tìm hiểu công tác BVR thu hút được hàng trăm lượt người tham gia. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc tích cực của người dân trong công tác quản lý, BVR ở địa phương. Điều đó được thể hiện ở chỗ nhiều vụ việc khai thác lâm sản được chính người dân phát hiện, thông báo cho lực lượng chức năng và cấp uỷ, chính quyền địa phương. Như từ thông tin của quần chúng nhân dân, lực lượng chức năng phát hiện, bắt quả tang đối tượng Tràng A Dê ở xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò đang có hành vi khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; tang vật thu giữ gần 40 tấm gỗ các loại. Hay việc chặt hạ cây rừng của Phàng A Chia ở xóm Cang, xã Pà Cò được người dân phát hiện, kịp thời thông báo cho lực lượng chức năng xử lý...
Giữ rừng khi lấy dân làm gốc
Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò có tổng diện tích 5.252,98 ha. Toàn bộ diện tích rừng Khu BTTN nằm trên địa giới hành chính thuộc 8 xã của huyện Mai Châu. Trong đó, diện tích chủ yếu nằm ở 3 xã: Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn; phần còn lại nằm ở 5 xã, gồm: Cun Pheo, Bao La, Piềng Vế, Nà Mèo, Đồng Bảng. Khu BTTN được chia làm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích 2.251,96 ha; phân khu phục hồi sinh thái 2.953,28 ha; phân khu hành chính dịch vụ 47,74 ha. Ngoài ra, Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò còn có gần 5.000 ha vùng đệm. Trong đó, vùng đệm ngoài có tổng diện tích 4.413,57 ha; vùng đệm trong 525,22 ha.
Theo đồng chí Bùi Văn Đoàn, Trưởng Ban Quản lý Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, để làm tốt công tác quản lý, BVR, đơn vị thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển rừng sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Trong công tác quản lý, BVR đơn vị luôn xác định lấy dân làm gốc. Thời gian qua, Ban Quản lý phối hợp với các địa phương duy trì hoạt động hiệu quả 21 tổ BVR và PCCCR với 108 thành viên tại các xóm. Nhờ vậy, năm 2018 và những tháng đầu năm nay không có vụ cháy rừng, phá rừng lớn nào xảy ra trong phạm vi quản lý của Khu BTTN.
Cán bộ Kiểm lâm địa bàn Ban Quản lý Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin về công tác quản lý, bảo vệ rừng với lãnh đạo xã Pà Cò.
Bên cạnh đó, từ sự phối hợp, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng Kiểm lâm Ban Quản lý Khu BTTN đã tổ chức được nhiều đợt kiểm tra, tuần tra, phối hợp ngăn chặn và xử lý các vụ vi phạm. Năm 2018 và những tháng đầu năm nay, cán bộ Kiểm lâm địa bàn các xã Pà Cò, Bao La, Nà Mèo phối hợp với lực lượng chức năng, các xã, tổ BVR ở các xóm thực hiện xử lý, cưỡng chế, phá huỷ 25 điểm vi phạm, khi các hộ cố tình phát nương trồng cây nông nghiệp vào diện tích rừng của Khu BTTN; phối hợp với UBND các xã, các xóm, tổ BVR vận động hơn 30 hộ dân tự ý lập trang trại, rào dây thép gai để chăn thả gia súc trái phép tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt... Trước đó, qua kiểm tra, lực lượng Kiểm lâm địa bàn và các tổ BVR ở các xã đã phát hiện nhiều hộ dân phát vén rừng làm nương ở khu vực rừng phân khu phục hồi sinh thái thuộc các xóm Chà Đáy và Xà Lĩnh (xã Pà Cò). Ngay sau khi phát hiện, lực lượng Kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND xã mời các hộ đến để xử lý, ký cam kết không tái phạm, không trồng cây nông nghiệp vào khu vực nương đã phát...
Có thể nói, với sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền, nhất là sự tham gia hiệu quả của người dân, tình trạng phá rừng làm nương thuộc Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò đã giảm đáng kể so với trước đây. Ý thức về công tác quản lý và BVR của đại bộ phận người dân có sự chuyển biến tích cực. Do vậy, trong 5 năm trở lại đây không có vụ phá rừng lớn nào xảy ra trong phạm vi quản lý của Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, KT-XH của tỉnh, TP Hòa Bình có nhiều lợi thế và triển vọng khi thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành, đã có một số nông sản chủ lực được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, được nhiều người tiêu dùng biết đến như sản phẩm rượu cần Hòa Bình. Hiện nay, sản phẩm ổi Yên Mông và sả Thống Nhất đang trình Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN công nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
(HBĐT) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn TP Hòa Bình tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành tiêu chí số 7.
Quách Tùng Dương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy,
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hòa Bình
(HBĐT) - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng và then chốt của TP Hòa Bình trong tiến trình hội nhập và phát triển, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực nông thôn. Do đó, ngay khi triển khai, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực chung tay xây dựng NTM, xác định "sức dân” chính là nguồn lực quan trọng, tất yếu trong xây dựng NTM, đồng thời khẳng định vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình triển khai, thực hiện.
Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng
Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT)- Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.
(HBĐT) - Vừa qua, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập trước mùa mưa lũ năm 2019 tại các huyện, thành phố.
Năm 2018 là năm bứt phá thành công của ngành nông nghiệp một số tỉnh như Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa... Có được kết quả này, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị các cấp, phải kể tới sự nỗ lực trong công tác xúc tiến thương mại nông sản của từng địa phương.