(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai là nguồn lực quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình.


Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình chị Bùi Thị Em, xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) đầu tư chăn nuôi bò phát triển kinh tế gia đình.

Năm 2017, gia đình chị Bùi Thị Em, xóm Chiềng, xã Liên Vũ được vay chương trình thoát nghèo 30 triệu đồng đầu tư mua 2 con bò giống, hiện phát triển lên 3 con. Chị Em chia sẻ, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ chương trình vay hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu tư vào phát triển kinh tế, gia đình chị đã thoát nghèo và xây được nhà sàn bê tông kiên cố.

Theo lãnh đạo xã Liên Vũ, thời gian qua, người dân trong xã đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Sau khi tiếp cận nguồn vốn vay, người dân đầu tư trồng cây ăn quả có múi, trồng mía, chăn nuôi đại gia súc, mang lại hiệu quả rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, do là nguồn vốn ưu đãi nên mức vay tại NHCSXH dành cho các hộ vẫn ở mức thấp. Chính quyền địa phương mong muốn có chính sách nâng mức vay cao hơn, từ đó người dân có thể đầu tư vào những mô hình sản xuất quy mô lớn, tạo thu nhập cao hơn.

Đến hết tháng 3, tổng dư nợ thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn đạt 396.732 triệu đồng với 18.133 khách hàng đang còn dư nợ. Chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn toàn huyện 281 triệu đồng, chiếm 0,071% tổng dư nợ, giảm 126 triệu đồng so với cuối năm 2018. Với cơ chế tín dụng hiện hành, trên 98% nguồn vốn được ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Toàn huyện có 490 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), trong đó có 468 tổ TK&VV không có nợ quá hạn. Hàng tháng, NHCSXH huyện Lạc Sơn duy trì, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch, giao ban tại 29 điểm giao dịch tại trụ sở UBND xã, thị trấn. Tại điểm giao dịch thực hiện công khai minh bạch, đầy đủ, kịp thời hoạt động của NHCSXH theo quy định. Chất lượng tại điểm giao dịch xã không ngừng được cải thiện về phương thức phục vụ, không phát sinh tăng phiên giao dịch bất thường ngoài lịch giao dịch cố định, tỷ lệ giao dịch xã đạt cao, trong đó, tỷ lệ giải ngân đạt 96,5%, thu nợ đạt 91,7%, thu lãi đạt 99,4%.

Đồng chí Trần Quốc Lập, Giám đốc NHCSXH huyện Lạc Sơn cho biết: Hàng năm, đơn vị phối hợp với Ban giảm nghèo các xã thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn và bình xét cho vay, nhờ đó, nguồn vốn nhanh chóng được triển khai đến người dân. Thời gian tới, NHCSXH huyện tiếp tục bám sát số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác, nắm bắt nhu cầu của người dân để thực hiện tốt kế hoạch lập nguồn vốn hàng năm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân để họ nắm bắt được chương trình cho vay của NHCSXH.

Bên cạnh việc giải ngân cho vay, thu nợ, Phòng giao dịch NHCSXH huyện tích cực tư vấn, hướng dẫn các hộ vay vốn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, học tập các mô hình làm ăn phù hợp; chú trọng công tác huy động vốn tại địa phương; đổi mới tác phong giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động...

Thực tế cho thấy, chính sách tín dụng ưu đãi là nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo ở huyện Lạc Sơn, làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện nay, số hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm từ 3 - 4%, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 19,93%; thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm.

Đinh Thắng


Các tin khác


Hiệu quả từ chiến lược phát triển lâm nghiệp ở huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Trong chiến lược phát triển trồng rừng tại Lạc Thủy, toàn huyện quy hoạch đất lâm nghiệp trên 21.802 ha, chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên; đất sản xuất nông nghiệp và các loại đất khác gần 9.557 ha, chiếm 31%. Nhờ đó, kinh tế Lạc Thủy luôn duy trì mức tăng trưởng khá, lâm nghiệp chiếm 5,05% trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện, chiếm 16,4% nếu tính riêng trong nội ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Phê duyệt 5 quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Thành ủy, UBND TP Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giải quyết những vướng mắc, khiếu nại của các hộ trong các dự án theo quy định. Trong quý I, thành phố đã phê duyệt 5 quyết định bồi thường, hỗ trợ với số tiền trên 10 tỷ đồng; phối hợp với chủ dự án chi trả 1,2 tỷ đồng cho các hộ.

Nắng nóng kéo dài, chủ động các biện pháp chống hạn "cứu" cây trồng vụ xuân

(HBĐT) - Theo dự báo, những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ xuất hiện những diễn biến thời tiết bất lợi cho sản xuất trồng trọt. Đáng lo ngại nhất là tình trạng nắng nóng kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ hạn hán, ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng các loại cây trồng vụ xuân. Chính vì thế, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang tăng cường các biện pháp chống hạn với quyết tâm bảo vệ cây trồng, đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ xuân 2019.

Huyện Kỳ Sơn khai thác tiềm năng vùng động lực kinh tế

(HBĐT) - Được coi là cửa ngõ của TP Hòa Bình, nằm trong vùng động lực kinh tế quan trọng của tỉnh, huyện Kỳ Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi, Hội Nông dân (HND) TP Hòa Bình đã triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên tham gia, qua đó góp phần tác động mạnh mẽ đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Khởi sắc trong nông nghiệp - bắt đầu từ ý thức của người dân

(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2019, chúng tôi đi khắp các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm và thực sự thấy ấn tượng với không khí lao động, sản xuất đầy hứng khởi của người dân địa phương. Dù cấy lúa hay trồng màu, dù chăn nuôi hay đầu tư vào lâm nghiệp, công việc có khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung hết mình và tin tưởng vào những giá trị đang hướng tới. Theo khẳng định của đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Chính ý thức của người dân đã tạo ra những khởi sắc đáng mừng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Từ đó, tạo ra nhiều thay đổi lớn trong đời sống KT - XH của các vùng nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục