Sáng 8-5, tại Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cùng liên doanh các Nhà đầu tư đã ký phụ lục hợp đồng của Hợp đồng Đầu tư xây dựng dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT.


Đại diện các bên ký kết hợp đồng đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Tại buổi ký kết này, dưới sự chứng kiến của các bên liên quan, hai bên đã cùng xác nhận cơ quan nhà nước có thẩm quyền của dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận là UBND tỉnh Tiền Giang (được tiếp nhận chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải). Đồng thời, các bên điều chỉnh một số điều khoản không còn phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ nhiều vướng mắc đã tồn tại nhiều năm qua, để thúc đẩy triển khai tiến độ dự án theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ. Thông qua lễ ký kết, các bên cũng đã cam kết sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành để tháo gỡ nhiều vướng mắc trong thời gian tới nhằm bảo đảm các mốc chính tiến độ của dự án.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch tỉnh Tiền Giang, từ khi có chỉ đạo tiếp nhận dự án, UBND tỉnh Tiền Giang đã rất nỗ lực thực hiện các bước, phối hợp các bộ, ngành và nhà đầu tư để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Phụ lục hợp đồng ký kết hôm nay là cơ sở pháp lý đầu tiên để tiếp tục triển khai dự án. Đến nay, tỉnh đã giải phóng mặt bằng đạt hơn 98%. Tỉnh sẽ tiếp tục giải quyết nhanh giải phóng mặt bằng trong thời gian tới. Đối với các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, địa phương sẽ làm việc với nhà đầu tư, sớm trình Bộ GTVT thẩm định các biện pháp kỹ thuật để thực hiện nhanh tiến độ dự án. Riêng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách hơn 2.000 tỷ, nếu Chính phủ không bố trí đủ trong năm 2019, tỉnh kiến nghị Chính phủ duyệt cho ứng vốn kế hoạch trong những năm tiếp theo để đủ vốn thực hiện dự án. Về nguồn vốn giải phóng mặt bằng, tỉnh cam kết ứng ngân sách địa phương để giải phóng mặt bằng đạt 100% sớm.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương) và điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Dự án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đề cao trách nhiệm và đặc biệt quan tâm để tháo gỡ các khó khăn, tìm các giải pháp để dự án hoàn thành. Việc điều chỉnh dự án lần này nhằm thực hiện mục tiêu thông tuyến dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2020, đưa dự án vào khai thác năm 2021.

TheoNhanDan

Các tin khác


Cơ hội cạnh tranh trong ngành hàng không

Ngành hàng không Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua với mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục đều ở mức hai con số. Ở trong nước, ngành hàng không có sự tham gia của năm hãng gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và Vasco, được các tổ chức quốc tế đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tăng cường phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

(HBĐT) - Vào những ngày cuối quý I/2019, lực lượng Công an, Quản lý thị trường tỉnh liên tiếp lập những chiến công tiêu biểu trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Phụ nữ huyện Lạc Sơn phát huy hiệu quả vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội

(HBĐT) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện đã nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lạc Sơn triển khai cho vay vốn chính sách đối với hội viên, phụ nữ nghèo và các gia đình chính sách khác do Hội quản lý. 

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam tiếp tục là đầu tàu trong phát triển bền vững kinh tế đất nước

Ngày 6-5, tại tỉnh Đồng Nai, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục