Mặc dù chi phí tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của EVN đạt 8.324 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của EVN đạt 6.800 tỉ đồng.


Năm 2018, EVN lãi 6.800 tỉ đồng

Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ ra rằng, doanh thu thuần năm 2018 đạt 333,5 tỉ đồng, tăng so với năm 2017 là 294,8 tỉ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 8.324 tỉ đồng, tăng gần 1.000 tỉ đồng so với năm 2017 là 7.774 tỉ đồng. EVN ghi nhận 9.076 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 11,4% so với năm 2017. Năm 2018, EVN lãi 6.817 tỉ đồng.

Vốn chủ sở hữu của EVN đến hết ngày 31.12.2018 ở mức 217.446 tỉ đồng, tăng 2,3% so với năm 2017. Các khoản vay và nợ tài chính ngắn hạn tăng đáng kể, lên 41.042 tỉ đồng, trong khi các khoản vay và nợ tài chính dài hạn giảm 6.410 tỉ đồng.

Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu điện sản xuất và mua đạt 232,5 tỉ kWh, tăng 9,2% so với năm 2018. EVN dự đoán, năm 2019 sẽ là năm khó khăn với doanh nghiệp do hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện, nhiều hồ thủy điện, đặc biệt tại miền Trung không tích đủ nước dẫn tới sản lượng thủy điện thiếu hụt. Các yếu tố thị trường đầu vào của sản xuất điện biến động theo xu hướng bất lợi, trong đó giá than, giá khí trong bao tiêu dự kiến tăng trong năm 2019...


Theo báo cáo tài chính 6 tháng năm 2018, số dư tiền gửi ngân hàng của EVN ở thời điểm cuối quý II.2018 là 42,796 nghìn tỉ đồng; số liệu của khoản mục này ở cuối năm 2017 là 32,363 nghìn tỉ đồng. Khoản mục tiền và tương đương tiền (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng) của EVN tăng rất mạnh trong 2 năm qua.

So sánh lãi suất trên thị trường, có sự chênh lệch rất lớn giữa mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (chỉ ở mức 0.20%/năm) với mức lãi suất có kỳ hạn tối thiểu 1 tháng là 4,50%/năm và kỳ hạn 60 tháng, lãi suất có thể lên trên 6,80%/năm. Nếu áp mức lãi suất này vào trường hợp của EVN, chi phí cơ hội mất đi khoảng gần 800 tỉ đồng. Điều này khiến nhiều người băn khoăn về khả năng quản trị dòng tiền của EVN.

Tiền lương của người quản lý đạt hơn nửa tỉ một năm

Theo báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng năm 2018, EVN cho biết, hiện nay, quỹ tiền lượng thực hiện của người quản lý năm 2018 chưa được Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt. Vì vậy, EVN tạm thời lấy theo số liệu đã báo cáo Uỷ ban.

Số lượng người quản lý chuyên trách là 14 người. Ước tính tiền lương bình quân là 47,749 triệu đồng/người/tháng. Như vậy mỗi người sẽ nhận được gần 600 triệu/năm.

Số lao động của EVN năm 2018 là 4.061 với mức tiền lương bình quân là 21,624 triệu đồng/người/tháng. EVN đã chi khoảng 1.000 tỉ đồng để trả lương cho nhân viên.

Dự kiến, số người quản lý chuyên trách năm 2019 sẽ giảm 1 người còn 13 người. Tiền lương bình quân cho người quản lý năm 2019 tăng lên 48,479 triệu đồng/người/tháng. Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý đươc EVN tính toán cho năm 2019 là 7 tỉ đồng.

Số lao động của EVN năm 2019 đạt 4.855 người, với mức lương 21.182 triệu đồng/người/tháng thì dự kiến quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động năm 2019 của EVN là 1.234 tỉ đồng.


Theo Laodong

Các tin khác


Tạo chuỗi giá trị cá lồng sông Đà có đầu ra ổn định

(HBĐT) - Những năm gần đây, thị trường ngày càng yêu cầu, đòi hỏi khắt khe hơn về thực phẩm an toàn. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi vùng hồ, đặc sản cá lồng của tỉnh đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Song cùng với việc tăng số lồng nuôi thì vấn đề kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng ATTP mới là yếu tố quyết định "đầu ra" sản phẩm. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lồng sông Đà theo chuỗi giá trị được tỉnh xây dựng từ năm 2017 đến nay tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo hướng mở để doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, kinh doanh cá lồng trên vùng hồ sông Đà vươn tới thị trường lớn.

Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 18-6, tại TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Tổng kết dự án "Hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững"

(HBĐT) - Ngày 18/6, với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo Tổng kết dự án "Hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (dự án SERD)” giai đoạn 2016 - 2019. Hội thảo có sự tham gia của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp xã hội (DNXH), cộng đồng cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại tỉnh ta và tỉnh Lào Cai.

Khu công nghiệp, cụm công nghiệp - yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Bài 2 - Lấy hiệu quả KT-XH, môi trường là mục tiêu cao nhất (tiếp theo và hết) 
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, nâng cao tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN), Ban chỉ đạo (BCĐ) đầu tư phát triển hạ tầng các khu, CCN của tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ đến năm 2020; xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể hàng năm để hoạt động. Việc phát triển KCN, CCN được các địa phương kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo QP - AN, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa có giá trị.

Đồng hành cùng nông dân xã Thanh Nông giảm nghèo

(HBĐT) - Thời gian qua, với mục tiêu nâng cao đời sống của hội viên, Hội Nông dân (HND) xã Thanh Nông (Lạc Thủy) đã đẩy mạnh phong trào thi đua nông dân SX-KD giỏi, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Hội tích cực triển khai các hoạt động giúp hội viên được tiếp cận tiến bộ KHKT, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục