(HBĐT) - Những năm gần đây, thị trường ngày càng yêu cầu, đòi hỏi khắt khe hơn về thực phẩm an toàn. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi vùng hồ, đặc sản cá lồng của tỉnh đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Song cùng với việc tăng số lồng nuôi thì vấn đề kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng ATTP mới là yếu tố quyết định "đầu ra" sản phẩm. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lồng sông Đà theo chuỗi giá trị được tỉnh xây dựng từ năm 2017 đến nay tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo hướng mở để doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, kinh doanh cá lồng trên vùng hồ sông Đà vươn tới thị trường lớn.


Cửa hàng thực phẩm sạch TP Hòa Bình tại địa chỉ số 812, đường Cù Chính Lan là một trong những điểm giới thiệu và cung ứng sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá trị. Anh Trần Văn Tường, chủ cửa hàng cho biết: Gần 2 năm nay, người tiêu dùng đã biết đến và quan tâm nhiều hơn những sản phẩm có mặt tại cửa hàng thực phẩm sạch. Riêng cá sông Đà được cửa hàng liên kết tiêu thụ cho Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng, Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Cường Thịnh. Sản phẩm cá được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn thường xuyên cho bữa ăn hàng ngày nhờ chất lượng đảm bảo, có gắn tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng.


Chuỗi cá lồng sông Đà tiêu chuẩn VietGAP của Công ty Thủy sản Hải Đăng tại Cao Phong và TP Hòa Bình được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng.

Các khách hàng của TP Hà Nội giờ thêm ưa chuộng món ăn được chế biến từ đặc sản sông Đà khi đến với hơn 30 nhà hàng tham gia chuỗi thực phẩm sạch do Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng cung cấp. Lượng cá cung cấp cho thị trường của công ty ngày một tăng lên nhờ uy tín doanh nghiệp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, nuôi ở môi trường nước sạch. Đáng kể là gần đây, các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm được Sở NN & PTNT đều đặn triển khai. Trong đó, sản phẩm cá sông Đà đã được giới thiệu và đăng ký tham gia chương trình Bữa ăn an toàn tại Hà Nội, Hội nghị xúc tiến thương mại tại tỉnh Sơn La... Đặc biệt, tại "Tuần lễ cá sông Đà năm 2018" nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản cá sạch vùng hồ tại Hà Nội, hơn 1 tấn cá sông Đà thuộc chuỗi giá trị đã được tiêu thụ.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục Trưởng chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, với sản phẩm chủ lực là các loại cá đặc sản và cá truyền thống như cá lăng đen, lăng vàng, lăng chấm, ngạnh, tầm, trắm đen, chiên, chép, trắm cỏ, rô phi, TP Hòa Bình có 2 cơ sở và 10 hộ tham gia chuỗi với quy mô trên 300 lồng cá, sản lượng trên 800 tấn/năm. Tại huyện Đà Bắc có 1 cơ sở là HTX dịch vụ sản xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương và 10 hộ tham gia chuỗi, quy mô 93 lồng cá, sản lượng trên 300 tấn/năm.

Để tạo chuỗi giá trị cá lồng vùng hồ ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật về ATTP, đào tạo và cấp chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, tư vấn, hướng dẫn cho cơ sở và các hộ tham gia, thuê tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các cơ sở. Mặt khác, giới thiệu, đăng ký và kết nối doanh nghiệp tham gia hội chợ, tuần lễ giới thiệu, cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Từ đó, các doanh nghiệp, HTX hạt nhân dự án đã ký kết được các biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp của TP Hà Nội trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà.

Hiện nay, ngoài cung cấp sản phẩm cá đảm bảo ATTP cho thị trường Hòa Bình, chuỗi giá trị cá lồng vùng hồ ATTP đã hình thành hệ thống cửa hàng giới thiệu và cung ứng tại Thủ đô Hà Nội như: Cửa hàng bán và giới thiệu cá sông Đà tại địa chỉ 108B-E2 Thành Công - Ba Đình; nhà hàng Quê chuyên chế biến các món ăn từ cá sông Đà tại 120B1 Thành Công - Ba Đình; gian hàng cung ứng thực phẩm sạch tại địa chỉ 489, đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy; bày bán tại nhiều siêu thị lớn như Hệ thống siêu thị Big C tại miền Bắc, siêu thị Fivimart…

Được chứng nhận sản phẩm đảm bảo ATTP, rõ thông tin về nguồn gốc đã giúp chuỗi giá trị cá lồng sông Đà ATTP có đầu ra ổn định, giá bán sản phẩm luôn cao hơn 20% - 30% giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đồng thời, việc phát huy hiệu quả chuỗi giá trị tiếp tục tạo ra sản phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu và quảng bá sản phẩm chủ lực của tỉnh, giữ vững niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm cá sông Đà.

 

Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục