(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Thuỷ triển khai trên địa bàn xã Lạc Thịnh đã tiếp cận tới hầu hết hộ nghèo, đối tượng chính sách khác là nguồn lực quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế.


Từ vốn vay ưu đãi, người dân xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) đầu tư trồng cỏ voi chăn nuôi trâu, bò phát triển kinh tế gia đình.

Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Thịnh Phú có 59 thành viên, thực hiện 4 chương trình tín dụng chính sách là hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo và NS&VSMT với tổng dư nợ trên 900 triệu đồng. Ông Đinh Bá Dự, Tổ trưởng tổ TK&VV nhiều năm làm vai trò cầu nối đưa vốn chính sách đến với người dân. Thông qua sinh hoạt ở tổ, ông nắm bắt từng hoàn cảnh gia đình. Những hộ làm ăn hiệu quả có khả năng trả lãi, trả gốc, có phương án sản xuất rõ ràng, ông đề xuất hỗ trợ vốn đầu tư phát triển để nhân rộng mô hình. Với hướng đi chủ lực là đầu tư trồng mía, ngô, nuôi trâu, dê, nhiều tổ viên đang phát huy hiệu quả vốn vay. Ông Dự chia sẻ: Tổ của tôi đa phần là hộ nghèo và cận nghèo vay vốn mua trâu, dê và xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, trả gốc, lãi đúng hạn, nhiều năm liền, tổ không có nợ quá hạn. Mặc dù mức vay chưa lớn, nhưng tổ viên đã biết cách kết hợp với nguồn lực khác đầu tư phát triển sản xuất tìm hướng thoát nghèo.

Theo thống kê,  xã Lạc Thịnh hiện có 663 hộ dân ở 16 tổ TK&VV được vay vốn tại NHCSXH huyện với tổng dư nợ 12.594 triệu đồng thực hiện 7 chương trình tín dụng, số dư tiết kiệm qua tổ trên 770 triệu đồng. Trong đó, dư nợ chương trình NS&VSMT cao nhất, đạt trên 6,6 tỷ đồng với 527 hộ vay; dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt trên 3 tỷ đồng với 78 hộ vay... Nợ quá hạn chiếm 0,06% tổng dư nợ. Từ nguồn vốn vay ưu đãi đã thúc đẩy phát triển KT-XH ở xã, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Xã đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp, dồn điền, đổi thửa, áp dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi. Với diện tích trồng mía lớn, hiện, trên địa bàn xã thực hiện liên kết sản xuất với Nhà máy mía đường Việt Đài, từng bước hình thành các mô hình sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Công tác đào tạo nghề, chuyển giao KHKT cho người dân được địa phương quan tâm. Do đó, thu nhập đầu người tăng dần qua các năm. Hết năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 31,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,39%. 

Đồng chí Bùi Ngọc Lương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước giúp bà con có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hộ được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách cơ bản sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả. Đây là một trong những kênh tín dụng giúp sức đắc lực cho xã giảm nghèo, tạo cơ hội cho người dân có điều kiện phát huy, khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế. 

Ban chỉ đạo vay vốn xã tập trung đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo vốn quay vòng giúp đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi nhiều hơn. Ngoài ra, NHCSXH huyện tích cực phối hợp tổ chức tập huấn về công tác quản lý nguồn vốn, thu lãi, gốc, tư vấn sử dụng nguồn vốn vay. Đồng thời, thông qua các buổi giao dịch tại xã tuyên truyền về cơ chế, chương trình, chính sách mới của NHCSXH. Nhờ đó, các tổ TK&VV kịp thời nắm bắt, triển khai, đưa nguồn vốn đến với hộ nghèo, hộ chính sách đúng đối tượng, góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

                                                                                    Hải Linh 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục