(HBĐT) - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH. Do đó, ngay từ đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương đã tích cực tuyên truyền lợi ích của GTNT, vận động người dân thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tự nguyện hiến đất mở rộng đường, đóng góp ngày công tham gia xây dựng đường GTNT.



Hệ thống đường giao thông nông thôn xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân. 

Phú Minh (Kỳ Sơn) là xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2019. Xác định tiêu chí hạ tầng GTNT là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí khác, xã Phú Minh đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động dành nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công lao động, hiến đất để phát triển giao thông. Do đó, các tuyến đường GTNT, nội đồng đều hoàn thành theo quy định của Bộ GTVT. Những năm qua, xã đã huy động kinh phí trên 39 tỷ đồng thực hiện tiêu chí số 2, trong đó nhân dân hiến 8.599 m2 đất 2 vụ  lúa, 1.000 m2 đất vườn, 2.000 m2 đất rừng và 5.599 m2 đất sản xuất.

Theo báo cáo của Sở GTVT, mạng lưới giao thông toàn tỉnh có 435,8 km đường tỉnh; trên 806 km đường huyện; 1.336 km đường liên xã; 5.417 km đường trục thôn, xóm và đường ngõ; 2.152 km đường nội đồng. Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí số 2 về giao thông gồm 4 nội dung: tỷ lệ đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và đường liên thôn được cứng hóa trên 50%; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa được cứng hóa 100%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa trên 50%. 10 năm qua (2010-2019), với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân nên việc xây dựng, phát triển GTNT đạt nhiều kết quả khả quan. Trong 10 năm, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", toàn tỉnh xây dựng mới 863 km đường, trong đó, đường huyện 85 km, đường xã 173 km, đường trục thôn, xóm và đường nội đồng 605 km; cải tạo, nâng cấp 2.080 km đường giao thông nông thôn; bảo trì 1.823 km đường các loại; xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa 133 cầu giao thông nông thôn. Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển GTNT trong 10 năm qua đạt gần 6.000 tỷ đồng; trong đó, vốn đóng góp của nhân dân trên 530 tỷ đồng. Đến nay, số km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa là 1.042/1.336 km, đạt 78%; đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm là 1.683/2.613 km, đạt 64,4%; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa được cứng hóa 1.790/2.804 km, đạt 63,8%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 744/2.152 km, đạt 34,6%. Qua đánh giá, dự kiến đến hết năm 2019 có 104/191 xã đạt tiêu chí số 2.

Đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Làm đường GTNT là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ, huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Đường giao thông được làm đến đâu, diện mạo nông thôn đổi thay đến đó. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm hướng đến xây dựng diện mạo mới cho những vùng quê còn khó khăn, đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, với hệ thống GTNT được đầu tư đã đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực. Các công trình giao thông hoàn thành đã góp phần rất lớn trong việc phát triển KT-XH của địa phương cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chí khác của Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
 

                                                                       Đinh Thắng


Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục