BÙI VĂN KHÁNH
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Sau 10 năm thực hiện, với cách làm bài bản, đồng bộ trong tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện, đặc biệt đã phát huy vai trò chủ thể của người nông dân cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về XDNTM.



Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm nhà truyền thống Chiến khu cách mạng Mường Khói (Lạc Sơn).

Được sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã đều xác định mục tiêu XDNTM là căn bản, phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, nông dân giữ vai trò chủ thể, cùng với sự chung tay phấn đấu của cộng đồng. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh thực hiện trên 2.100 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu nông thôn được đầu tư xây dựng theo quy hoạch ngày càng khang trang, hiện đại.

10 năm qua, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình NTM khoảng 21.216 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình chỉ chiếm khoảng 6,3%, còn lại là nhân dân và doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác. Từ các nguồn lực đó, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây mới, cứng hóa trên 4.000 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa gần 800 km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất; trên 500 trường học; trên 700 công trình cơ sở vật chất văn hóa; gần 80 chợ nông thôn và 80 trạm y tế xã... Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố vững chắc. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đến hết tháng 9, toàn tỉnh có 82/191 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 42,9% tổng số xã. Bình quân tiêu chí NTM các xã đạt 15,01 tiêu chí/xã; tăng bình quân 10,61 tiêu chí/xã so với năm 2011; không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành phố Hoà Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM năm 2018; huyện Lương Sơn đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019, tăng 2 đơn vị cấp huyện so với xuất phát điểm năm 2011.
Sau 10 năm XDNTM đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản, toàn diện về chính trị, KT-XH, chất lượng của cuộc sống và môi trường ở khu vực nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt 32 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm còn khoảng 14,28%. hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Thành công đầu tiên là tỉnh ta làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về XDNTM… để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ.

Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để XDNTM theo phương châm "huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”.

XDNTM là quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện. Việc thực hiện Chương trình tổng thể về XDNTM là cần thiết, đã phát huy được nội lực và ngoại lực của khu vực nông thôn, hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ chính sách đến triển khai là cả lộ trình để thực hiện sát với thực tế. Chính vì vậy, trong định hướng triển khai, cần có những nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh những quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất giữa chính sách và thực thi chính sách, nhờ vậy mới phát huy thực sự hiệu quả, phục vụ mục tiêu nông thôn đổi mới.

Để triển khai hiệu quả Chương trình NTM, giai đoạn tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân thực hiện và giám sát Chương trình NTM. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; tạo điều kiện để người dân thực sự là chủ thể thực hiện Chương trình. Cần kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM và cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.

Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở; XDNTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh dập khuôn, máy móc; Ban chỉ đạo phải thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.

  Đồng thời, các địa phương tập trung chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn NTM phải hoàn thiện nâng cao chất lượng XDNTM bền vững. Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm nghèo gắn với việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn. Ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp… Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình, làng, xóm, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa; bảo tồn và phát huy truyền thống tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ hỗ trợ nhau trong cộng đồng; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đời sống vật chất tinh thần của cư dân và môi trường "xanh, sạch, đẹp” ở nông thôn; phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM” tiếp tục được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh.

Ngoài ra, cần có giải pháp giảm nghèo cụ thể hơn, phù hợp hơn đối với từng đối tượng, từng địa phương, nhất là địa phương còn tỷ lệ hộ nghèo cao. Các sở, ngành, các huyện cần phối hợp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, trường học, thiết chế văn hóa cơ sở.


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục